Làm bay hơi 7,4 gam một este A no, đơn chức thu được một thể tích hơi bằng thể tích của 3,2 gam khí oxi ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
a) Tìm công thức phân tử của A.
b) Thực hiện phản ứng xà phòng hóa 7,4 gam A với dung dịch NaOH để phản ứng hoàn toàn thu được sản phẩm có 6,8 gam muối. Tìm công thức cấu tạo, gọi tên A.
a. nO2 = 0,1 mol
Vì A và O2 có cùng V ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất nên nA = nO2 = 0,1 (mol)
MA = 7,4/0,1 =74 g/mol
A là este no đơn chức nên có CTPT là CnH2nO2 (n ≥ 2)
Ta có: MCnH2nO2 = 14n + 32 = 74 ⇒ n = 3
→CTPT của A là: C3H6O2
b) Gọi CTPT của A là R1COOR2
R1 COOR2 + NaOH --t0--> R1COONa + R2OH
Theo pt: nR1COONa = nA = 0,1 mol
M(R1COONa ) = 68 g/mol
M(R1COONa ) = R1 + 67 = 68 → R1 = 1
→ R1 là H (hay muối là HCOONa)
→ CTCT của A là: HCOOC2H5 (etyl format).
Câu A. Axit axetic và phenol
Câu B. Axit axetic và ancol benzylic.
Câu C. Anhiđrit axetic và phenol.
Câu D. Anhiđrit axetic và ancol benzylic.
Có một vật làm bằng sắt tráng kẽm (tôn), nếu trên bề mặt vật đó có vết sây sát sâu tới lớp sắt bên trong thì hiện tượng gì sẽ xảy ra khi vật đó tiếp xúc với không khí ẩm.
Có một vật làm bằng sắt tráng kẽm (tôn), nếu trên bề mặt vật đó có vết sây sát sâu tới lớp sắt bên trong thì khi vật đó tiếp xúc với không khí ẩm thì sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa.
Ta có thể dự đoán sự thay đổi về khối lượng riêng, về thể tích diễn ra như thế nào khi giữ lưu huỳnh đơn tà (Sβ) vài ngày ở nhiệt độ phòng?
- Ở nhiệt độ phòng, có sự chuyển hóa từ Sβ -> Sα vì vậy khi giữ Sβ vài ngày ở nhiệt độ phòng thì:
+ Khối lượng riêng của lưu huỳnh tăng dần.
+ Thể tích của lưu huỳnh giảm.
Trong tự nhiên, X có hai đồng vị 1735X và 1737X, chiếm lần lượt 75,77% và 24,23% số nguyên tử X. Y có hai đông vị à 11Y và 12Y, chiếm lần lượt 99,2% và 0,8% số nguyên tử Y. Phân tử khối trung bình của XY là bao nhiêu?
Nguyên tử khối trung bình của X :
Nguyên tử khối trung bình Y là:
Phân tử khối trung bình của XY: 36,493 ≈ 36,5.
Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol chất hữu cơ A mạch hở cần dùng 10,08 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (gồm CO2, H2O và N2) qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 23,4g và có 70,92g kết tủa. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 1,344 lít (đktc). Công thức phân tử của A là
Giải
Khí thoát ra là N2, m tăng = mCO2 + mH2O ; ta có:
nCO2 = 0,36 mol,
BTNT => nC= 0,36mol
mH2O= 23,4 - mCO2= 23,4 - 15,84 = 7,56 gam
=>nH2O = 0,42 mol
=> nH= 0,84 mol
nN2= 0,06 mol
BTNT => nN = 0,12 mol
nO = nO(CO2) + nO(H2O) = 0,36.2 + 0,42 = 1,14 mol
Áp dụng định luật BTNT ta có:
nO(A) + nO(O2) = nO(H2O) + nO(CO2)
=>nO(A) = 1,14 - ((2.10,08)/22,4) = 0,24mol
Gọi CTĐG I là: CxHyNzOt
x:y:z:t= 0,36:0,84:0,12:0,24 = 3:7:1:2
=>CTPT (C3H7NO2)n
mA = mCO2 + mH2O + mN2 - mO2 = m tăng + mN2 - mO2= 10,68g
=>M(A) = 10,68/0,12 = 89
=> n=1
=> CTPT của A là: C3H7NO2
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.