Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Tính chất tan có trong dung dịch Y?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Tính chất tan có trong dung dịch Y?


Đáp án:

Mg + 2H2SO4(đ) -to→ MgSO4 + SO2 ↑ +2H2O

2Fe + 6H2SO4(đ) -to→ Fe2(SO4)3 + 3SO2 ↑ + 6H2O

Sau phản ứng Fe dư:

Fe dư + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4

→ Chất tan có trong dung dịch Y gồm MgSO4 và FeSO4

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 400 ml dung dịch hỗn hợp KOH 0,25M và K2CO3 0,4M thu được dung dịch X. cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch X thu được kết tủa, lọc lấy kết tủa đem ung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 400 ml dung dịch hỗn hợp KOH 0,25M và K2CO3 0,4M thu được dung dịch X. cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch X thu được kết tủa, lọc lấy kết tủa đem ung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Tìm m?


Đáp án:

nCO2 = 0,15 mol

nOH- = 0,1 mol; nCO32- = 0,16 mol

CO2 (0,15) + 2OH- (0,1 mol) → CO32- + H2O

CO2 dư; nCO32- = nCO2 pư = 1/2. nOH- = 0,05 mol ⇒ nCO2 dư = 0,1

0,16 + 0,05 = 0,21 mol ⇒ nBaCO3 = 0,21 mol

CO32- (0,21) + CO2 (0,1 mol) + H2O → 2HCO3-

CO32- dư; nCO32- pư = nCO2 = 0,1 mol

nCO32- dư = nBaCO3 = 0,21 – 0,1 = 0,11 mol

BaCO3 (0,11) -to→ BaO (0,11 mol) + CO2

mBaO = m = 0,11.153 = 16,83 gam

Xem đáp án và giải thích
Có các chất sau: CO2, Na2CO3, C, NaOH, Na2SiO3, H2SiO3. Hãy lập thành một dãy chuyển hóa giữa các chất và viết phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có các chất sau: CO2, Na2CO3, C, NaOH, Na2SiO3, H2SiO3. Hãy lập thành một dãy chuyển hóa giữa các chất và viết phương trình hóa học.


Đáp án:

SƠ ĐỒ:

1. C + O2 -to→ CO2

2. CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

3. Na2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO3 ↓ + 2NaOH

4. SiO2 + 2NaOHđặc, nóng → Na2SiO3 + H2O

5. Na2SiO3 + 2HCl → 2NaCl + H2SiO3

Xem đáp án và giải thích
Giải thích tại sao nhiệt độ của ngọn lửa axetilen cháy trong oxi cao hơn nhiều so với cháy trong không khí.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Giải thích tại sao nhiệt độ của ngọn lửa axetilen cháy trong oxi cao hơn nhiều so với cháy trong không khí.


Đáp án:

Nhiệt độ của ngọn lửa axetilen cháy trong oxi cao hơn nhiều so với cháy trong không khí vì nồng độ oxi trong oxi nguyên chất (100%) lớn hơn rất nhiều lần nồng độ oxi trong không khí (20% theo số mol). Do đó tốc độ phản ứng cháy trong oxi nguyên chất lớn hơn nhiều so với tốc độ phản ứng cháy trong không khí, nên phản ứng cháy của axetilen trong oxi nguyên chất xảy ra nhanh hơn, trong một đơn vị thời gian nhiệt tỏa ra nhiều hơn. Ngoài ra khí axetilen cháy trong không khí, một phần nhiệt lượng tỏa ra bị nitơ không khí hấp thụ làm nhiệt độ ngọn lửa giảm bớt.

Xem đáp án và giải thích
Hãy giải thích vì sao: a) các chất sau đây có phân tử khối xấp xỉ nhau nhưng lại có điểm sôi khác nhau nhiều: propan -2-ol (82oC), propanal (49oC)và 2-metylpropen (-7oC). b) Anđêhit fomic (M = 30 g/mol) tan trong nước tốt hơn so với etan (M = 30 g/mol).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giải thích vì sao:

a) các chất sau đây có phân tử khối xấp xỉ nhau nhưng lại có điểm sôi khác nhau nhiều: propan -2-ol (82oC), propanal (49oC)và 2-metylpropen (-7oC).

b) Anđêhit fomic (M = 30 g/mol) tan trong nước tốt hơn so với etan (M = 30 g/mol).


Đáp án:

a) propan -2-ol tạo được liên kết hidro liên phân tử nên có nhiệt độ sôi cao.

Propanal không tạo được liên kết hidro liên phân tử nhưng do sự phân cực liên kết CO nên có nhiệt độ sôi trung bình.

2-metylpropen không tạo được liên kết hidro liên phân tử, không phân cực nên có nhiệt độ sôi thấp nhất.

b) anđêhit fomic (HCHO) tan tốt hơn so với etan CH3-CH3 vì HCHO tạo được liên kết hidro với nước, giúp nó phân tán tốt trong nước.

Xem đáp án và giải thích
Dung dịch X chứa các ion: Fe3+, SO42-, NH4+, Cl-. Chia dung dịch X thành 2 phần bằng nhau: + Phần 1: Tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thu được 0,672 lít khí ( ở đktc) và 1,07g kết tủa + Phần 2: Tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 4,66g kết tủa Tính tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X ( quá trình cô cạn chỉ có bay hơi nước)
- Tự luận
Câu hỏi:

Dung dịch X chứa các ion: Fe3+, SO42-, NH4+, Cl-. Chia dung dịch X thành 2 phần bằng nhau:

+ Phần 1: Tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thu được 0,672 lít khí ( ở đktc) và 1,07g kết tủa

+ Phần 2: Tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 4,66g kết tủa

Tính tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X ( quá trình cô cạn chỉ có bay hơi nước)


Đáp án:

Phần 1:

0,672l khí là khí NH3; n NH3 = n NH4+ = 0,03 mol

1,07g kết tuả là Fe(OH)3; nFe(OH)3 = nFe3+ = 0,01 mol

Phần 2:

4,66g kết tủa là BaSO4; nBaSO4 = n SO42- = 0,02 mol

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:

nCl- = 3nFe3+ + nNH4+ - 2nSO42- = 0,03 + 0,03 – 0,04 = 0,02 mol

mmuối = 2.(56.0,01 + 0,03.18 + 0,02.96 + 0,02.35,5) = 7,46g

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…