Kim loại phản ứng với nước ở t0 thường
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Kim loại nào sau đây phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường ?

Đáp án:
  • Câu A. Ca Đáp án đúng

  • Câu B. Fe

  • Câu C. Cu

  • Câu D. Ag

Giải thích:

Chọn A. - Các kim loại tác dụng được với H2O ở điều kiện thường là các kim loại mạnh như Li, K, Na, Ca, Sr, Ba.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Điểm giống nhau và khác nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điểm giống nhau và khác nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là gì?


Đáp án:

Điểm giống nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm: đều là sự oxi hóa có tỏa nhiệt.

Điểm khác nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm: sự oxi hóa chậm không phát sáng còn sự cháy có phát sáng.

Xem đáp án và giải thích
Xác định tên chất
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho dãy chuyển hóa sau:

CaC2 ( + H2O ) → X ( + H2/ Pb/PbCO3, t0 ) → Y ( + H2O/H2SO4, t0 ) → Z. Tên gọi của X và Z lần lượt là:


Đáp án:
  • Câu A. axetilen và ancol etylic.

  • Câu B. axetilen và etylen glicol.

  • Câu C. etan và etanal.

  • Câu D. etilen và ancol etylic.

Xem đáp án và giải thích
Cho các kim loại : Na, Mg, Al, Cu, Ag. Hãy viết các cặp oxi hóa – khử tạo bởi các kim loại đó và sắp xếp chúng theo thứ tự giảm dần tính oxi hóa
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các kim loại : Na, Mg, Al, Cu, Ag. Hãy viết các cặp oxi hóa – khử tạo bởi các kim loại đó và sắp xếp chúng theo thứ tự giảm dần tính oxi hóa?


Đáp án:

Chiều giảm dần tính oxi hóa, tăng dần tính khử :

Ag+/Ag ; Cu2+/Cu ; Al3+/Al ; Mg2+/Mg ; Na+/Na

Xem đáp án và giải thích
 X là tetra peptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val- Gly-Val. Đun nóng m gam hỗn hợp X và Y có tỷ lệ số mol nX: nY = 1:3 vói 780 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), sau phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch thu được 94,98 gam muối. Tìm m?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 X là tetra peptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val- Gly-Val. Đun nóng m gam hỗn hợp X và Y có tỷ lệ số mol nX: nY = 1:3 vói 780 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), sau phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch thu được 94,98 gam muối. Tìm m?


Đáp án:

Gọi số mol X và Y lần lượt là a và 3a.

Hay 316a+273.3a+0,78.40 = 94,98+18.4a

⇒ a = 0,06 ⇒ m = 68,1(gam) 

Xem đáp án và giải thích
Cho m gam bột Fe vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,16 mol Cu(NO3)2 và 0,4 mol HCl, lắc đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp kim loại có khối lượng bằng 0,7m gam và V lít khí nâu đỏ duy nhất (đktc).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho m gam bột Fe vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,16 mol Cu(NO3)2 và 0,4 mol HCl, lắc đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp kim loại có khối lượng bằng 0,7m gam và V lít khí nâu đỏ duy nhất (đktc). Tìm m và V?


Đáp án:

Fe + 6H+ + 3NO3- → Fe3+ + 3NO2 + 3H2O

Ta có: nH+ = 0,4 mol; nNO3- = 0,32 mol ⇒ NO3- dư

nNO2 = 1/2. nH+ = 0,2 mol ⇒ V = 4,48 lít

Thu được hỗn hợp kim loại ⇒ Fe dư và Cu; muối thu được chỉ gồm Fe2+

Gọi x là số mol của Fe phản ứng

Qúa trình cho e: Fe → Fe2+ + 2e

Qúa trình nhận e: Cu2+ + 2e → Cu

N+5 + 1e → NO2

Bảo toàn e: 2x = 0,16. 2 + 0,2 ⇒ x = 0,26 mol

mc/r sau phản ứng = mFe dư + mCu sinh ra = m – 0,26. 56 + 0,16. 64 = 0,7m

⇒ m = 14,4 g

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…