Khi đốt nến (làm bằng parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc, sau đó nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước. Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra hiện tượng vật lí, giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hóa học. Cho biết: Trong không khí có khí oxi và nến cháy là do có chất này tham gia.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi đốt nến (làm bằng parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc, sau đó nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước.

Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra hiện tượng vật lí, giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hóa học. Cho biết: Trong không khí có khí oxi và nến cháy là do có chất này tham gia.


Đáp án:

Hiện tượng vật lý diễn ra ở giai đoạn nến chảy lỏng thấm vào bấc và giai đoạn nến lỏng chuyển thành hơi, trong giai đoạn này nếu (chất paraffin) chỉ biến đổi về trạng thái.

Hiện tượng hóa học diễn ra ở giai đoạn nến cháy trong không khí, khi đó chất parafin đã biến đổi thành chất khác.

Parafin + Oxi → Khí cacbon đioxit + Nước.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trình bày khái quát tên gọi của beri
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày khái quát tên gọi của beri


Đáp án:

 Tên gọi beri dành cho kim loại có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp beryllostức berin. Nguyên tố này được Louis Vauquelin phát hiện năm 1798 như là oxit trong berin và trong ngọc lục bảo.

- Kí hiệu: Be

- Cấu hình electron: 1s22s2 hay [He]2s2

- Số hiệu nguyên tử: 4

- Khối lượng nguyên tử: 9

- Vị trí trong bảng tuần hoàn

   + Ô: 4

   + Nhóm: IIA

   + Chu kì: 2

- Đồng vị: 7Be, 8Be, 9Be, 10Be

- Độ âm điện: 1,57

Xem đáp án và giải thích
 Cho 0,1 mol chất X có công thức là C2H12O4N2S tác dụng với dung dịch chứa 0,35 mol NaOH đun nóng thu được chất khí làm xanh giấy quỳ ẩm và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Tìm m?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho 0,1 mol chất X có công thức là C2H12O4N2S tác dụng với dung dịch chứa 0,35 mol NaOH đun nóng thu được chất khí làm xanh giấy quỳ ẩm và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Tìm m?


Đáp án:

Vì X tác dụng với dung dịch NaOH đung nóng thu được khí làm xanh giấy quỳ ẩm nên X là muối amoni. Căn cứ vào công thức của X ta suy ra X là muối amoni của amin no với axit sunfuric. Công thức của X là (CH3NH3)2SO4.

 (CH3NH3)2SO4+ 2NaOH --> 2CH3NH2 + Na2SO4 + 2H2O (1)

0,1-----------------0,2-----------------------0,1

  Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn gồm NaOH dư (0,15 mol) và Na2SO4 (0,1 mol). Khối lượng chất rắn là :

    m = 0,15.40 + 0,1.142 = 20,2 gam

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về tính chất hóa học của Fe2(SO4)3
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Dung dịch Fe2(SO4)3 không phản ứng với chất nào sau đây ?


Đáp án:
  • Câu A. NaOH.

  • Câu B. Ag.

  • Câu C. BaCl2.

  • Câu D. Fe.

Xem đáp án và giải thích
Tìm khối lượng kết tủa lớn nhất của Ba(HCO3)2
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho dung dịch chứa a mol Ba(HCO3)2 tác dụng với dung dịch có chứa a mol chất tan X. Để thu được khối lượng kết tủa lớn nhất thì X là:

Đáp án:
  • Câu A. Ba(OH)2.

  • Câu B. H2SO4.

  • Câu C. Ca(OH)2 .

  • Câu D. NaOH.

Xem đáp án và giải thích
Trong phòng thí nghiệm thường điều chế HNO3 bằng phản ứng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong phòng thí nghiệm thường điều chế HNO3 bằng phản ứng nào?


Đáp án:

Trong phòng thí nghiệm thường điều chế HNO3 bằng phản ứng:  NaNO3 + H2SO4(đ) → HNO3 + NaHSO4.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…