Câu A. 69,4%. Đáp án đúng
Câu B. 31,0%.
Câu C. 69,0%.
Câu D. 30,5%.
TN1 → nCHO = 0,5. nAg = 0,2 mol TN2 → nHCO3 = nCOOH = 0,2 mol TN3 → nCOO = nKOH = 0,4 mol > nCOOH → chứng tỏ Y chứa nhóm COO: 0,2 mol, CHO: 0,2 mol. Bảo toàn nguyên tố K → nK2CO3 = 0,5nKOH = 0,2 mol Có ∑ nC (muối) = nCO2 + nK2CO3 = 0,6 mol = nCOOH + nCHO + nCOO Y tạp chức → chứng tỏ X là (COOH)2: 0,1 mol và Y là HOC-COOR': 0,2 mol Ancol Z + Na → muối + H2 → mancol = mbình tăng + mH2 = 9,2 gam và nOH- = 2nH2 = 0,2 mol Z là ancol đơn chức → Mancol = 9,2/0,2 = 46 (C2H5OH ) → Y là HOC-COOC2H5 %Y = 69,38% → Đáp án A
Cho biết vị trí của những nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn, vị trí của kim loại có tính khử mạnh nhất và vị trí của phi kim có tính oxi hoá mạnh nhất.
+) Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố kim loại có mặt ở:
- Nhóm IA(trừ H), nhóm IIA, nhóm IIIA (trừ Bo) và một phần các nhóm IVA,VA, VIA
- Các nhóm B (từ IB đến VIIIB)
- Họ lantan và actini được xếp thành hai hàng ở cuối bảng
+) Các kim loại có tính khử mạnh nhất nhất nằm ở nhóm IA, các phi kim có tính oxi hóa mạnh nhất nằm ở nhóm VIIA.
Viết phương trình hóa học để giải thích các hiện tượng xảy ra khi.
a) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3.
b) Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3.
c) Cho từ từ dung dịch Al2(SO4)3 vào dung dịch NaOH và ngược lại.
d) Sục từ từ đến dư khi CO2 vào dung dịch NaAlO2.
e) Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2.
a. Cho dd NH3 dư vào dd AlCl3 xuất hiện kết tủa trắng keo Al(OH)3
AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl
b.Cho từ từ dd NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3 ban đầu xuất hiện kết tủa trắng keo Al(OH)3, sau đó kết tủa tan ra dung dịch trở lại trong suốt
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
c.Cho từ từ dd Al2(SO4)3 vào dung dịch NaOH xuất hiện kết tủa Al(OH)3 sau đó kết tủa tan ngay.
Ngược lại cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Al2(SO4)3 ban đầu sẽ có kết tủa trắng keo Al(OH)3, sau đó khi dư NaOH thì kết tủa tan ra.
Al2(SO4)3 + 6NaOH → 2Al(OH)3↓ + 3Na2SO4
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
d. Sục từ từ khí CO2 vào dung dịch Na[Al(OH)4].
Xuất hiện kết tủa trắng keo Al(OH)3
NaAlO2 + 2H2O + CO2 → NaHCO3 + Al(OH)3↓
e.Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dd Na[Al(OH)4].
Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng keo của Al(OH)3 sau đó khi HCl dư thì kết tủa tan ra
2NaAlO2 + 2HCl + 2H2O → 2NaCl + 2Al(OH)3↓
3HCl + Al(OH)3 → AlCl3 + 3H2O
a. Tìm các cặp công thức đúng của liti nitrua và nhóm nitrua:
A. LiN3 và Al3N
B. Li3N và AlN
C. Li2N3 và Al2N3
D. Li3N2 và Al3N2
b. Viết phương trình hoá học của phản ứng tạo thành liti nitrua và nhóm nitrua khi cho liti và nhôm tác dụng trực tiếp với nitơ. Trong các phản ứng này nitơ là chất oxi hoá hay chất khử?
a. Đáp án B
Khi liên kết với kim loại nitơ dễ nhận thêm 3e (N có 5e lớp ngoài cùng nên có số oxi hoá -3 còn Li dễ nhường 1e và Al dễ nhường 3e nên lần lượt có số oxi hoá là +1 và +3)
b.
Ta thấy trong các phản ứng trên nitơ là chất oxi hoá vì:
Có 5 mẫu kim loại là Na, Ca, Zn, Al, Fe. Chỉ dùng thêm nước làm thuốc thử có thể nhận biết được tối đa
Trích mẫu thử rồi đổ nước vào từng mẫu thử
Kim loại nào phản ứng mạnh với nước, tạo dung dịch trong suốt là Na
Kim loại nào phản ứng mạnh với nước, tạo dung dịch trắng đục là Ca vì Ca(OH)2 ít tan, kết tủa trắng
Cho dd NaOH đến dư vào 2 mẫu thử còn lại, mẫu thử nào tác dụng tạo kết tủa rồi kết tủa tan, có giải phóng khí là Al.
Chất còn lại không phản ứng là Fe
Lấy 1 mol mỗi mẫu các chất sau: H2O, HCl, Fe2O3. Mẫu chất có khối lượng lớn nhất là chất nào?
Vì cùng lấy 1 mol chất nên chất có khối lượng lớn nhất cũng là chất có khối lượng mol lớn nhất
Khối lượng mol của H2O là: MH2O = 2.1 + 16 = 18 g/mol
Khối lượng mol của HCl là: MHCl = 1 + 35,5 = 36,5 g/mol
Khối lượng mol của Fe2O3 là MFe2O3 = 56.2 + 16.3 = 160 g/mol
=> chất có khối lượng mol lớn nhất là Fe2O3.
Vậy khi lấy 1 mol mỗi mẫu thì Fe2O3 cho khối lượng lớn nhất.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.