Hỗn hợp X gồm Mg, Al, MgO, Al2O3, hòa tan m gam hỗn hợp X bằng dung dịch HCl vừa đủ thì thu được dung dịch chứa (m + 70,295) gam muối. Cho 2m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 26,656 lít SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Nếu cho 3m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 11,424 lít hỗn hợp khí NO và N2O (đktc) có tỉ khối so với hidro là 318/17, dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 486,45 gam muối khan. Giá trị m?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm Mg, Al, MgO, Al2O3, hòa tan m gam hỗn hợp X bằng dung dịch HCl vừa đủ thì thu được dung dịch chứa (m + 70,295) gam muối. Cho 2m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 26,656 lít SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Nếu cho 3m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 11,424 lít hỗn hợp khí NO và N2O (đktc) có tỉ khối so với hidro là 318/17, dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 486,45 gam muối khan. Giá trị m?


Đáp án:

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bản chất của ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa học có gì giống và khác nhau?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bản chất của ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa học có gì giống và khác nhau?


Đáp án:

Giống nhau: Đều là sự phá hủy kim loại do phản ứng oxi hóa -khử.

Khác nhau:

+ Ăn mòn háa học do phản ứng trực tiếp, electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.

+ Ăn mòn điện hóa do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng điện

Xem đáp án và giải thích
Có một dung dịch gồm hai muối: Al2(SO4)3 và FeSO4. Trình bày một phương pháp hoá học để từ dung dịch trên điều chế ra dung dịch Al2(SO4)3. Viết phương trình hoá học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có một dung dịch gồm hai muối: Al2(SO4)3 và FeSO4. Trình bày một phương pháp hoá học để từ dung dịch trên điều chế ra dung dịch Al2(SO4)3. Viết phương trình hoá học.


Đáp án:

Cho một lượng bột Al dư vào dung dịch 2 muối, chỉ có Al tác dụng với dung dịch muối FeSO4 : 2Al + 3FeSO4 → Al2(SO4)3 + 3Fe.

Tách kết tủa thu được dung dịch Al2(SO4)3.

Xem đáp án và giải thích
Cho CaO tác dụng với nước thu được Ca(OH)2. Tên gọi của Ca(OH)2 là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho CaO tác dụng với nước thu được Ca(OH)2. Tên gọi của Ca(OH)2 là gì?


Đáp án:

Tên bazơ = Tên kim loại + hoá trị (nếu kim loại có nhiều hoá trị) + hiđroxit.

Vì Ca là kim loại có một hóa trị ⇒ Ca(OH)2: Canxi hiđroxit

Xem đáp án và giải thích
a) Vì sao amin dễ tan trong nước hơn so với dẫn xuất halogen có cùng nguyên tử cacbon trong phân tử? b) Vì sao benzyl amin (C6H5CH2NH2) tan vô hạn trong nước và làm xanh quỳ tím còn anilin (C6H5NH2) thì tan kém (3,4 gam trong 100 gam nước) và không làm đổi màu quỳ tím?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Vì sao amin dễ tan trong nước hơn so với dẫn xuất halogen có cùng nguyên tử cacbon trong phân tử?

b) Vì sao benzyl amin (C6H5CH2NH2) tan vô hạn trong nước và làm xanh quỳ tím còn anilin (C6H5NH2) thì tan kém (3,4 gam trong 100 gam nước) và không làm đổi màu quỳ tím?


Đáp án:

a) Do amin có khả năng tạo liên kết hidro khá mạnh với nước nên dễ tan trong nước hơn so với dẫn xuất halogen có cũng nguyên tử cacbon trong phân tử.

b) Gốc C6H5- có tương tác hút electron mạnh làm giảm mật độ electron của nguyên tử N nên làm tính bazo của anilin giảm gần như không có tính bazo đồng thời làm giảm độ tan của anilin trong nước.

- Nhóm C6H5-CH2-

- Do nhóm NH2 không đính trực tiếp vào vòng benzen nên mật độ electron trên nguyên tử Nito của phân tử C6H5CH2NHlớn hơn tính bazơ không bị giảm đi do đó nó tan tốt trong nước và làm quỳ tím hóa xanh

Xem đáp án và giải thích
Trong các cặp phản ứng sau, phản ứng nào có tốc độ lớn hơn? a) Fe + CuSO4 (2M) và Fe + CuSO4 (4M) b) Zn + CuSO4 (2M, 25oC) và Zn + CuSO4 (2M, 50oC) c) Zn (hạt) + CuSO4 (2M) và Zn (bột) + CuSO4 (2M) d) 2H2 + O2 → 2H2O (to thường) và 2H2 + O2 → 2H2O (tothường),xúc tác Pt (Nếu không ghi chú gì thêm là so sánh trong cùng điều kiện)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong các cặp phản ứng sau, phản ứng nào có tốc độ lớn hơn?

a) Fe + CuSO4 (2M) và Fe + CuSO4 (4M)

b) Zn + CuSO4 (2M, 25oC) và Zn + CuSO4 (2M, 50oC)

c) Zn (hạt) + CuSO4 (2M) và Zn (bột) + CuSO4 (2M)

d) 2H2 + O2 → 2H2O (to thường) và 2H2 + O2 → 2H2O (tothường),xúc tác Pt

(Nếu không ghi chú gì thêm là so sánh trong cùng điều kiện)


Đáp án:

Những phản ứng có tốc độ lớn hơn:

a) Fe + CuSO4 (4M)

b) Zn + CuSO4 (2M, 500C)

c) Zn (bột) + CuSO4 (2M)

d) 2H2 + O2 → 2H2O (to thường, xúc tác Pt)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…