Khi điện phân nước thu được 2 thể tích H2 và 1 thể tích khí O2 (cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Từ kết quả này, em hãy chứng minh công thức hóa học của nước.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi điện phân nước thu được 2 thể tích H2 và 1 thể tích khí O2 (cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Từ kết quả này, em hãy chứng minh công thức hóa học của nước.


Đáp án:

Phương trình điện phân nước: 

                                     2V         1V

Trong cùng điều kiện nhiệt độ áp suất tỷ lệ thể tích bằng tỷ lệ mol, nên:

Suy ra: 

Do đó công thức phân tử nước là 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cần bao nhiêu ml dung dịch brom 0,1M để tác dụng vừa đủ với: a) 0,224 lít etilen ở điều kiện tiêu chuẩn. b) 0,224 lít axetilen ở điều kiện tiêu chuẩn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cần bao nhiêu ml dung dịch brom 0,1M để tác dụng vừa đủ với:

a) 0,224 lít etilen ở điều kiện tiêu chuẩn.

b) 0,224 lít axetilen ở điều kiện tiêu chuẩn.


Đáp án:

a) nC2H4 = 0,01 mol

C2H4     +     Br2    →    C2H4Br2

1 mol           1 mol              1 mol

0,01 mol           ?

Theo pt: nBr2 = nC2H4 = 0,01 mol → VBr2 = 0,01/0,1 = 0,1 lít = 100 ml

b) nC2H2 = 0,01 mol

С2H2     +     2Вr2     →    C2H2Br4

1mol           2 mol              1 mol

0,01 mol           ?

nBr2 = 2. nС2H2 = 0,02 (mol) →VBr2 = 0,02/0,1 = 0,2 lít = 200 ml

 

 

Xem đáp án và giải thích
Em hãy tìm khối lượng của: a) 1 mol nguyên tử Cl và 1 mol phân tử Cl2. b) 1 mol nguyên tử Cu và 1 mol phân tử CuO. c) 1 mol nguyên tử C, 1 mol phân tử CO, 1 mol phân tử CO2. d) 1 mol phân tử NaCl và 1 mol phân tử C12H22O11 (đường).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Em hãy tìm khối lượng của:

a) 1 mol nguyên tử Cl và 1 mol phân tử Cl2.

b) 1 mol nguyên tử Cu và 1 mol phân tử CuO.

c) 1 mol nguyên tử C, 1 mol phân tử CO, 1 mol phân tử CO2.

d) 1 mol phân tử NaCl và 1 mol phân tử C12H22O11 (đường).


Đáp án:

a) MCl = 35,5g ; MCl2 = 71g.

b) MCu = 64g ; MCuO = (64 + 16)g = 80g.

c) MC = 12g ; MCO = (12 + 16)g = 28g, MCO2 = (12 + 16.2) = 44g.

d) MNaCl = (23+ 35,5) = 58,5g, MC12H22O11 = 12.12 + 1.22 + 16.11 = 342g.

Xem đáp án và giải thích
a) Hãy nêu phương pháp chung điều chế axit cacboxylic. b) Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng điều chế axit axetic trong công nghiệp từ metanol, từ etilen và từ axetilen. Hiện nay người ta sử dụng phương pháp nào là chính, vì sao?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Hãy nêu phương pháp chung điều chế axit cacboxylic.

b) Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng điều chế axit axetic trong công nghiệp từ metanol, từ etilen và từ axetilen. Hiện nay người ta sử dụng phương pháp nào là chính, vì sao?

 

Đáp án:

a) Phương pháp chung để điều chế axit cacboxyl: oxi hóa anđehit, ancol bậc một, đồng đẳng các benzeen, anken … ngoài ra để điều chế axit có thêm một nguyên tử cacbon so với ban đầu, người ta dùng dẫn xuất halogen, chuyển hợp chất này thành nitrin rồi thủy phân hoặc hợp chất hữu cơ magic rồi cho tác dụng với CO2 và thủy phân.

b) Điều chế CH3COOH trong công nghiệp

CH3CH2OH    +  O2  ---men giấm, 25 - 30 độ C---> CH3COOH + H2O

2CH3CHO + O2  ---xt, t0---> 2CH3COOH

CH3OH + CO ---xt, t0--> CH3COOH

Phương pháp điều chế CH3COOH chính hiện nay là đi từ CH3OH và CO, các hóa chất này được điều chế từ CH4 có sẵn trong thiên nhiên và khí dầu mỏ.

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng tạo kết tủa trắng của phenol với dung dịch Br2 chứng tỏ điều gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phản ứng tạo kết tủa trắng của phenol với dung dịch Br2 chứng tỏ điều gì?


Đáp án:

Phản ứng tạo kết tủa trắng của phenol với dung dịch Br2 chứng tỏ rằng ảnh hưởng của nhóm –OH đến gốc –C6H5 trong phân tử phenol

Xem đáp án và giải thích
a) Hãy cho biết sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo giữa các “phân tử xà phòng” và các phân tử chất giặt rửa tổng hợp b) Vì sao xà phòng có tác dụng giặt rửa
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Hãy cho biết sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo giữa các “phân tử xà phòng” và các phân tử chất giặt rửa tổng hợp

b) Vì sao xà phòng có tác dụng giặt rửa?


Đáp án:

a) Cấu tạo của phân tử xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp đều gồm hai phần: một đầu phân cực (ưa nước), tan tốt trong nước và một đuôi dài không phân cực (kị nước, ưa dầu mỡ), tan tốt trong dầu mỡ là nhóm: CxHy (thường x > 15).

Sự khác nhau là ở đầu phân cực:

+ Ở phân tử xà phòng là nhóm –COONa+

+ Ở phân tử chất giặt rửa là nhóm –OSO3Na+.

b) Vì sao xà phòng có tác dụng giặt rửa đuôi ưa dầu mỡ của xà phòng thâm nhập vào vết dầu bẩn, còn nhóm –COONa+ ưa nước lại có xu hướng kéo các vết bẩn ra phía các phân tử nước. Kết quả là các vết bẩn được chia rất nhỏ, bị giữ chặt bởi các phân tử xà phòng, không bám vào vật rắn nữa mà phân tán vào nước rồi bị rửa trôi đi.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…