Để khắc chữ hoặc hình trên thủy tinh người ta sử dụng dung dịch nào
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để khắc chữ hoặc hình trên thủy tinh người ta sử dụng dung dịch nào?


Đáp án:

Để khắc chữ hoặc hình trên thủy tinh người ta sử dụng dung dịch HF.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

a) Cacbon oxit CO tác dụng với khí oxi tạo ra cacbon đioxit. Hãy viết phương trình hóa học. b) Nếu muốn đốt cháy 20 mol CO thì phải dùng bao nhiêu mol O2 để sau phản ứng người ta chỉ thu được một chất khí duy nhất? c) Hãy điền vào những ô trống số mol các chất phản ứng và sản phẩm có ở những thời điểm khác nhau. Biết hỗn hợp CO và O2 ban đầu được lấy đúng tỉ lệ về số mol các chất theo phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Cacbon oxit CO tác dụng với khí oxi tạo ra cacbon đioxit. Hãy viết phương trình hóa học.

b) Nếu muốn đốt cháy 20 mol CO thì phải dùng bao nhiêu mol O2 để sau phản ứng người ta chỉ thu được một chất khí duy nhất?

c) Hãy điền vào những ô trống số mol các chất phản ứng và sản phẩm có ở những thời điểm khác nhau. Biết hỗn hợp CO và O2 ban đầu được lấy đúng tỉ lệ về số mol các chất theo phương trình hóa học.


Đáp án:

a) Phương trình phản ứng:

2CO + O2 → 2CO2

b) Theo phương trình: nO2 = 0,5nCO = 0,5.20 = 10 mol

c) Hoàn chỉnh bảng

Thời điểm t1 nCO còn 15mol ⇒ nCO đã phản ứng = 20 - 15= 5mol

Theo pt nCO2 = nCO(pư) = 5 mol

nO2 pu = 0,5nCO pu = 0,5.5 = 2,5 mol

⇒ nO2 còn lại = 10 - 2,5 = 7,5 mol

Tương tự tính thời điểm t2 và thời điểm t3 ta được số liệu sau:

  Số mol
Các thời điểm Các chất phản ứng Sản phẩm
CO O2 CO2
Thời điểm ban đầu t0 20 10 0
Thời điểm t1 15 7,5 5
Thời điểm t2 3 1,5 17
Thời điểm kết thúc t3 0 0 20

Xem đáp án và giải thích
Viết phương trình hóa học của các phản ứng trong quá trình chuyển đổi sau :
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình hóa học của các phản ứng trong quá trình chuyển đổi sau :


Đáp án:

(1) 4FeS2 + 11O2 to→ 2Fe2O3 + 8SO2

(2) Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

(3) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl

(4) 2Fe(OH)3 to→ Fe2O3 + 3H2O.

(5) Fe2O3 + CO 500oC→ 2FeO + CO2.

(6) FeO + H2SO4(loãng) → FeSO4 + H2O.

(7) FeSO4 + Mg → MgSO4 + Fe.

Xem đáp án và giải thích
Người ta có thể điều chế Cr(III)oxit bằng cách phân hủy muối amoni đicromat ở nhiệt độ cao: (NH4)2Cr2O7 → N2 + Cr2O3 + 4H2O Hãy cho biết phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào và lập phương trình hóa học
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Người ta có thể điều chế Cr(III)oxit bằng cách phân hủy muối amoni đicromat ở nhiệt độ cao:

(NH4)2Cr2O7 → N2 + Cr2O3 + 4H2O

Hãy cho biết phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào và lập phương trình hóa học


Đáp án:

(NH4)2Cr2O7 → N2 + Cr2O3 + 4H2O

2N-3 → N2o + 6e

N-3 là chất khử

2Cr+6 + 6e → 2Cr+3

Cr+6 là chất oxi hóa

Là phản ứng phân hủy

Xem đáp án và giải thích
Ở nhiệt độ 25oC độ tan của muối ăn là 36 g. Hãy tính nồng độ phần trăm của các dung dịch bão hòa muối ăn ở nhiệt độ trên?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ở nhiệt độ 25oC độ tan của muối ăn là 36 g. Hãy tính nồng độ phần trăm của các dung dịch bão hòa muối ăn ở nhiệt độ trên?


Đáp án:

Độ tan (S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định.

Khối lượng dung dịch là: mdd = 36 + 100 = 136 g

Nồng độ phần trăm của dung dịch là:

Áp dụng công thức: C% = 36/136  . 100% = 26,47%

Xem đáp án và giải thích
Lý thuyết về phản ứng thủy phân trong môi trường axit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Các chất nào sau đây đều có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit?


Đáp án:
  • Câu A. Tinh bột, saccarozơ, fructozơ

  • Câu B. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ.

  • Câu C. Tinh bột, xenlulozơ, fructozơ.

  • Câu D. Tinh bột, xenlulozơ, glucozơ.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…