Câu A. kết tủa trắng Đáp án đúng
Câu B. dung dịch lỏng màu lam
Câu C. rắn đen
Câu D. kết tủa đỏ gạch
BaO + CO2 → BaCO3 Khi thổi luông khí CO2 vào BaO (bari oxit) sẽ tạo ra hiện tượng kết tủa trắng.
Cho biết tổng số các hạt proton, nơtron, electron tạo nên một nguyên tử một nguyên tố bằng 49, trong đó số hạt không mang điện là 17.
a) Tính số p và số e có trong nguyên tử.
b) Viết tên, kí hiệu hóa học và nguyên tử khối của nguyên tố.
c) Vẽ sơ đồ đơn giản của nguyên tử.
d) Số lớp electron và số electron lớp ngoài cùng có gì giống và khác so với nguyên tử O?
Trong 1 nguyên tử có số p = số e và nơtron là hạt không mang điện.
Theo đề bài, ta có: n = 17
số p = số e = (49-17)/2 = 16
Vậy số p và số e bằng 16.
b) Nguyên tố này là lưu huỳnh, kí hiệu S, nguyên tử khối là 32 đvC.
c) Sơ đồ đơn giản của nguyên tử S:
d) Nguyên tử lưu huỳnh có 3 lớp electron và 6 eletron lớp ngoài cùng
+ Khác: với nguyên tử O chỉ có 2 lớp electron.
+ Giống: với nguyên tử O là có cùng 6e ở lớp ngoài cùng.
Đốt cháy hoàn toàn hỗn m gam hỗn hợp Z gồm hai ankin kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng X và Y (MX < MY), thu được 7,84 lít lít CO2 (đktc) và 4,5 gam H2O. Dẫn m gam Z vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 15,4 gam kết tủa. AnkinY là gì?
nZ = nCO2 – nH2O = 0,35 – 0,25 = 0,1 mol
0,1 mol Z → 0,35 mol CO2
⇒ Số C trung bình trong Z = 3,5 ⇒ X: C3H4; Y: C4H6
Dựa vào tổng số mol và số mol của CO2 ( hoặc số mol H2O) ⇒ nC3H4 = 0,05mol; nC4H6 = 0,05 mol
nC3H4 = nC3H3Ag = 0,05 ⇒ mC3H3Ag = 7,35 < 15,4 ⇒ C4H6 có tạo kết tủa với AgNO3/NH3 ⇒ But-1-in
Cho 1 luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng. Sau 1 thời gian thu được 10,44g chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Hòa tan hết X trng dung dịch HNO3, đặc nóng thu được 4,368 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Gía trị của m:
Câu A. 10,8
Câu B. 24,0
Câu C. 12,0
Câu D. 16,0
Cho cặp oxi hóa – khử sau : Ag+/Ag; Fe2+/Fe; Zn2+/Zn
1) Hãy viết các phản ứng biến đổi qua lại giữa cation kim loại và nguyên tử kim loại trong mỗi cặp
2) Hãy cho biết trong các cặp oxi hóa – khử đã cho, chất nào có tính
a. oxi hóa mạnh nhất?
b. oxi hóa yếu nhất ?
c. Khử mạnh nhất?
d. Khử yếu nhất?
1. Ag+ + e → Ag
Fe2+ + 2e → Fe
Zn2+ + 2e → Zn
2. Chất oxi hóa mạnh nhất: Ag+
Chất oxi háo yếu nhất: Zn2+
Chất khử mạnh nhất: Zn
Chất khử yếu nhất: Ag
Cho các cặp chất với tỉ lệ số mol tương ứng như sau:
(a) Fe3O4 và Cu (1:1)
(b) Na và Zn (1:1)
(c) Zn và Cu (1:1)
(d) Fe2(SO4)3 và Cu (1:1)
(e) FeCl2 và Cu (2:1)
(g) FeCl3 và Cu (1:1)
Số cặp chất tan hoàn toàn trong một lượng dư dung dịch HCl loãng nóng là
Câu A. 2
Câu B. 5
Câu C. 3
Câu D. 4
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.