Ion nitrua N3- có cấu hình electron giống cấu hình electron nguyên tử của khí trơ nào, của ion halogenua và của ion kim loại kiềm nào? Hãy viết cấu hình của chúng.
- Cấu hình e của N: (Z = 7): 1s22s22p3
- Cấu hình e của N3-: (N + 3e → N3-): 1s22s22p6
- Cấu hình e của Ne ( Z = 10): 1s22s22p6
- Cấu hình e của F- ( F + e → F-): 1s22s22p6
- Cấu hình e của Na+ ( Na → Na+ + e): 1s22s22p6
Viết phương trình ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau:
a) Fe2(SO4)3 + NaOH
b) KNO3 + NaCl
c) NaHSO3 + NaOH
d) Na2HPO4 + HCl
e) Cu(OH)2 (r) + HCl
g) FeS (r) + HCl
h) Cu(OH)2 (r) + NaOH (đặc)
i) Sn(OH)2 (r) + H2SO4
a) Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 2Fe(OH)3↓ + 3Na2SO4 ( Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3↓)
b) KNO3 + NaCl: không phản ứng
c) NaHSO3 + NaOH → Na2SO3 + H2O (HSO3- + OH- → SO32- + H2O)
d) Na2HPO4 + 2HCl → 2NaCl + H3PO4 ( HPO42- + 2H+ ↔ H3PO4)
e) Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O (Cu(OH)2 + 2H+ → Cu2+ + 2H2O)
f) FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑ (FeS + 2H+ → Fe2+ + H2S↑)
h) Cu(OH)2r + NaOH: không phản ứng.
i) Sn(OH)2 + H2SO4 → SnSO4 + 2H2O (Sn(OH)2 + 2H+ → Sn2+ + 2H2O)
Chất chỉ thị axit – bazơ là gì? Hãy cho biết màu của quỳ tím và phenolphtalein trong các khoảng pH khác nhau?
Chất chỉ thị axit –bazơ là chất có màu biến đổi phụ thuộc vào giá trị pH của dung dịch.
Màu của quỳ tím trong các khoảng pH khác nhau:
pH | pH ≤ 6 | 6 < pH < 8 | pH ≥ 8 |
Quỳ | Đỏ | Tím | Xanh |
Màu của phenolphtalien trong các khoảng pH khác nhau:
pH | pH < 8,3 | 8,3 ≤ pH ≤ 10 |
Phenolphtalien | Không màu | Hồng |
Nước đá khô được làm từ cacbon đioxit hóa rắn. Tại sao nó có thể tạo hơi lạnh được như nước đá ?
Vì cacbon đioxit ở dạng rắn khi bay hơi thu nhiệt rất lớn, làm hạ nhiệt độ của môi trường xung quanh nên tạo hơi lạnh. Đặc biệt là nước đá khô (không độc hại), được ứng dụng thích hợp để bảo quản những sản phẩm kỵ ẩm và dùng làm lạnh đông thực phẩm. Dùng đá khô để làm lạnh và bảo quản gián tiếp các sản phẩm có bao gói nhưng có thể dùng làm lạnh và bảo quản trực tiếp. Chính chất tác nhân làm lạnh này (CO2) đã làm ức chế sự sống của vi sinh vật, giữ được vị ngọt, màu sắc hoa quả. Đồng thời hạn chế được tổn hao khối lượng tự nhiên của sản phẩm do sự bay hơi từ bề mặt sản phẩm và các quá trình lên men, phân hủy.
Thủy phân hoàn toàn 14,6g một đipeptit thiên nhiên X bằng dung dịch NaOH, thu được sản phẩm trong đó có 11,1g một muối chứa 20,72% Na về khối lượng. Tìm công thức của X
Muối chứa 20,72% Na về khối lượng có PTK là
M muối = 23/0,272 = 111
nmuối = 0,1 mol; Mdipeptit = 146 .
Gọi các aminoaxit còn lại là Z
⇒ 146 = MAla + MaminoaxitZ - 18
⇒ MZ = 75 (Gly)
do vậy X là: H2N – CH(CH3) – CO – NH – CH2 – COOH(Ala - Gly)
hoặc H2N – CH2 – CO – NH – CH(CH3) – COOH. ( Gly - Ala)
Đem thủy phân 1 kg khoai chứa 20% tinh bột trong môi trường axit. Nếu hiệu suất phản ứng là 75%, thì khối lượng glucozo thu được sau phản ứng là bao nhiêu?
Ta có: mtinh bột = 1000. 20/100 = 200(gam)
⇒ khối lượng tinh bột phản ứng: 200. 75/100 = 150 (gam)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.