Hợp chất X có công thức phân tử C4H10O. X tác dụng với natri sinh ra chất khí ; khi đun X với axit H2SO4 đặc, sinh ra hỗn hợp 3 anken đồng phân của nhau. Xác định tên của X?
Do X tác dụng với Na tạo khí và đun với H2SO4 đặc cho anken → X là ancol.
Lại có đun với axit, cho 3 anken là đồng phân → C-C-C(OH)-C
Các anken là: C-C=C-C (đphh) và C-C-C=C
Câu A. Trong mật ong chứa nhiều fructozơ và glucozơ
Câu B. Saccarozơ cho được phản ứng thủy phân trong môi trường axit.
Câu C. Dùng dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng để nhận biết glucozơ và saccarozơ.
Câu D. Saccarozơ được tạo bởi một gốc α-glucozơ và α-fructozơ.
Cho 10,4g oxit của một nguyên tố kim loại có hóa trị II tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng tạo thành 15,9g muối. Xác định nguyên tố kim loại.
Gọi M là kí hiệu, nguyên tử khối của kim loại, công thức phân tử của oxit là MO.
Phương trình hoá học của phản ứng:
(M+16)g (M+71)g
10,4g 15,9g
Theo phương trình hoá học trên ta có :
15,9 x (M + 16 ) =10,4 x (M+71)
---> M=88 (Sr)
Nguyên tố kim loại là stronti (Sr)
Hai nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong một chu kì của bảng tuần hoàn có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 25.
a) Viết cấu hình electron để xác định hai nguyên tố A và B thuộc chu kì nào, nhóm nào.
b) So sánh tính chất hóa học của chúng.
a) Gọi số điện tích hạt nhân của nguyên tố A là ZA, số điện tích hạt nhân của nguyên tố B là ZB. Theo đề bài ta có
ZA - ZB =1 và ZA + ZB = 25 => ZA = 13 (Al); ZB = 12 (Mg)
b) Cấu hình electron của Al: ls22s22p63s23p1. Al thuộc chu kì 3, nhóm IIIA
Cấu hình electron của Mg: ls22s22p63s2. Mg thuộc chu kì 3, nhóm IIA
b) Al và Mg thuộc cùng chu kì. Theo quy luật, Mg có tính kim loại mạnh hơn Al.
Cho 69,6g MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư. Dẫn khí thoát ra đi vào 500ml dung dịch NaOH 4M (ở nhiệt độ thường).
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
b) Xác định nồng độ mol/l của những chất có trong dung dịch sau phản ứng. Biết rằng tinh thể của dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể
b) Theo pt (1): nCl2 = nMnCl2 = nMnO2 = 0,8 mol
Theo pt (2): nNaCl = nNaClO = nCl2 = 0,8 mol
nNaOH pư = 2. nCl2 = 2. 0,8 = 1,6 mol
⇒ nNaOH dư = 2 - 1,6 = 0,4 mol
Nồng độ mol/l của các chất trong dung dịch sau phản ứng:
CM (NaCl) = CM (NaClO) = CM(MnCl2) = 0,8/0,5 = 1,6 mol/ lít
CM (NaOH)dư = 0,4/0,5 = 0,8 mol/ lít
Cho những chất sau : Na2CO3, Ca(OH)2, NaCl.
a) Từ những chất đã cho, hãy viết các phương trình hoá học điều chế NaOH.
b) Nếu những chất đã cho có khối lượng bằng nhau, ta dùng phản ứng nào để có thể điều chế được khối lượng NaOH nhiều hơn ?
a) Điều chế NaOH từ những chất đã cho :
- Dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 :
Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + 2NaOH (1)
- Điện phân dung dịch NaCl trong thùng điện phân có vách ngăn :
2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2 + Cl2
b) Dùng chất nào điều chế được khối lượng NaOH nhiều hơn ?
Đặt khối lượng của mỗi chất ban đầu là a gam.
Theo (1): 106 gam Na2CO3 tác dụng với 74 gam Ca(OH)2 sinh ra 80 gam NaOH. Nếu có a gám mỗi chất thì Na2CO3 sẽ thiếu, Ca(OH)2 sẽ dư. Như vậy, khối lượng NaOH điều chế được sẽ tính theo khối lượng Na2CO3:
106 gam Na2CO3 điều chế được 80 gam NaOH.
Vây a gam Na2CO3 điều chế được 80a/106 gam NaOH.
Theo (2) : 117 gam NaCl điều chế được 80 gam NaOH.
Vậy a gam NaCl điều chế được 80a/117 gam NaOH.
So sánh khối lượng NaOH điều chế được, ta thấy :
80a/106 > 80a/117
Kết luận : a gam Na2CO3 điều chế được khối lượng NaOH nhiều hơn so với dùng a gam NaCl.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.