Từ mỗi hợp chất sau: Cu(OH)2, NaCl, Fe2S2. Hãy lựa chọn những phương pháp thích hợp để điều chế kim loại tương ứng. Trình bày các phương pháp đó.
Từ Cu(OH)2 → Cu: Phương pháp nhiệt luyện
Nung Cu(OH)2: Cu(OH)2 --t0--> CuO + H2O (1)
Khử CuO bằng H2: CuO + H2 --t0--> Cu + H2O (2)
* Từ NaCl → Na: Phương pháp điện phân
2NaCl --đpnc--> 2Na + Cl2 (3)
*Từ Fe2S2 → Fe: Phương pháp nhiệt luyện
Đốt Fe2S2 trong Oxi: 2Fe2S2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 4SO2 (4)
Khử Fe2O3 bằng CO: Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2 (5)
Ứng với các công thức phân tử C5H10O2 có bao nhiêu este đồng phân của nhau tham gia phản ứng tráng bạc?
Câu A. 2
Câu B. 9
Câu C. 4
Câu D. 5
Khi phân hủy thuốc tím KMnO4 (chất rắn, màu tím đậm) ở nhiệt độ cao, thuốc tím phân hủy thành kali mangannat K2MnO4 (rắn), mangan đioxit MnO2 (rắn) và khí oxi.
- Viết phương trình hoá học của phản ứng trên.
- So sánh khối lượng của chất rắn thu được sau phản ứng với khối lượng của chất rắn ban đầu. Giải thích.
Phương trình hoá học:
Khối lượng của chất rắn sau khi phản ứng nhỏ hơn khối lượng của chất rắn ban đầu vì mất đi một lượng khí oxi hay ta có phương trình về khối lượng của các chất phản ứng và sản phẩm phản ứng như sau:
mchất phản ứng = mchất rắn sau phản ứng + mchất khí
mchất rắn sau phản ứng = mchất phản ứng - mchất khí
Cho các nhóm tác nhân hóa học sau:
(1) Ion kim loại nặng như Hg2+; Pb2+
(2) Các anion NO3 - ; SO42-; PO43- ở nồng độ cao
(3) Thuốc bảo vệ thực vật
(4) CFC (khí thoát ra từ một số thiết bị làm lạnh)
Những nhóm tác nhân đều gây ô nhiễm nguồn nước là:
Câu A.
(2); (3); (4)
Câu B.
(1); (2); (4)
Câu C.
(1); (3); (4)
Câu D.
(1); (2); (3)
Hòa tan 21 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 bằng HCl vừa đủ được dung dịch A và 13,44 lít H2 (đktc). Thể tích dung dịch (lít) NaOH 0,5M cần cho vào dung dịch A để thu được 31,2 gam kết tủa là?
Gọi số mol Al và Al2O3 lần lượt là a và b mol
→ 27a + 102b = 21
2Al (a) + 6HCl → 2AlCl3 (a) + 3H2 (1,5a mol)
Al2O3 (b) + 6HCl → 2AlCl3 (2b mol) + 3H2O
nkhí = 0,6 mol → 1,5a = 0,6 mol
Giải hệ phương trình được a = 0,4 và b = 0,1 mol.
Dung dịch A có ion Al3+: a + 2b = 0,6 mol
n↓ = 0,4 < nAl3+ = 0,6 nên có hai trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1: Al3+ dư, NaOH hết
Al3+ + 3OH- (1,2) → Al(OH)3 ↓ (0,4 mol)
→ VNaOH = 1,2: 0,5 = 2,4 lít.
Trường hợp 2: Al3+ và NaOH đều hết, kết tủa tan một phần
Al3+ (0,6) + 3OH- (1,8) → Al(OH)3 ↓ (0,6 mol)
Sau phản ứng còn 0,4 mol kết tủa, nên kết tủa tan 0,2 mol
Al(OH)3↓ (0,2) + OH- → AlO2- (0,2 mol) + 2H2O
∑nNaOH = 1,8 + 0,2 = 2 mol
→ VNaOH = 2: 0,5 = 4 lít.
Hãy giải thích về sự thay đổi của khối lượng lá Zn trong mỗi dung dịch sau :
a. CuSO4
b. CdCl2
c. AgNO3
d. NiSO4
a. Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu
Khối lượng lá Zn giảm do 1 mol Zn (M = 65) → 1 mol Cu (M = 64)
b. Zn + CdCl2→ ZnCl2 + Cd
Zn + Cd2+ → Zn2+ + Cd
Khối lượng lá Zn tăng do 1 mol Zn (M = 65) → 1 mol Cd (M = 112)
c. Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag
Zn + 2Ag+ → Zn2+ + 2Ag
Khối lượng lá Zn tăng do 1 mol Zn (M = 65) → 2 mol Ag (M = 108)
d. Zn + NiSO4 → ZnSO4 + Ni
Zn + Ni2+ → Zn2+ + Ni
Khối lượng lá Zn giảm do 1 mol Zn (M = 65) → 1 mol Ni (M = 59)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.