Hợp chất sắt
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Nung FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn X. X là:

Đáp án:
  • Câu A. FeO

  • Câu B. Fe2O3 Đáp án đúng

  • Câu C. Fe3O4

  • Câu D. Fe.

Giải thích:

Đáp án: B 2FeCO3 + ½ O2 −tº→ Fe2O3 + 2CO2

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy cho một ví dụ về mạng tinh thể kim loại và cho biết liên kết trong tinh thể kim loại được tạo thành như thế nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho một ví dụ về mạng tinh thể kim loại và cho biết liên kết trong tinh thể kim loại được tạo thành như thế nào?


Đáp án:

Mạng tinh thể kim loại natri là mạng lập phương tâm khối. Lực liên kết trong tinh thể kim loại được hình thành bằng lực hút tĩnh điện giữa các ion dương kim loại ở nút mạng tinh thể với các electron hóa trị chuyển động tương đối tự do.

Xem đáp án và giải thích
Khi cho 100 ml dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch HCl thu được dung dịch có chứa 6,525 gam chất tan. Nồng độ mol của HCl trong dung dịch đã dùng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi cho 100 ml dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch HCl thu được dung dịch có chứa 6,525 gam chất tan. Nồng độ mol của HCl trong dung dịch đã dùng là bao nhiêu M?


Đáp án:

KOH + HCl → KCl + H2O

nKOH = 0,1 mol

Nếu chất tan chỉ có KCl

⇒ nKCl = 0,1 mol ⇒ mKCl = 0,1. 74,5 = 7,45 > 6,525g

⇒ chất tan chứa KCl dư

Đặt nKCl = x; nKOH dư = y

x + y = 0,1

74,5x + 56y = 6,525

⇒ x = y = 0,05

⇒ nHCl = nKCl = 0,05 mol ⇒ CM(HCl) = 0,5M

Xem đáp án và giải thích
Cho 9,36g hỗn hợp X gồm 3 amino axit vào dung dịch chứa 0,1 mol axit malonic, thu được dung dịch X. Thêm tiếp 400ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X, sau khi các phản ứung xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 36,76g chất rắn khan Y. Hòa tan Y trong dung dịch HCl (dư) thu được chứa m gam muối.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 9,36g hỗn hợp X gồm 3 amino axit vào dung dịch chứa 0,1 mol axit malonic, thu được dung dịch X. Thêm tiếp 400ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X, sau khi các phản ứung xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 36,76g chất rắn khan Y. Hòa tan Y trong dung dịch HCl (dư) thu được chứa m gam muối. Tìm m?


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Viết các phương trình hoá học biểu diễn các phản ứng hoá học ở các thí nghiệm sau: a) Nhỏ vài giọt axit clohiđric vào đá vôi. b) Hoà tan canxi oxit vào nước. c) Nhúng một thanh sắt vào dung dịch đồng(II) sunfat.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết các phương trình hoá học biểu diễn các phản ứng hoá học ở các thí nghiệm sau:

a) Nhỏ vài giọt axit clohiđric vào đá vôi.

b) Hoà tan canxi oxit vào nước.

c) Nhúng một thanh sắt vào dung dịch đồng(II) sunfat.


Đáp án:

a) 2HCl + CaCO3 → CaCl2 + H2O + CO2.

b) CaO + H2O → Ca(OH)2.

c) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan 1,44 gam một kim loại hóa trị II trong 150ml dung dịch H2SO4 0,5M. Muốn trung hòa axit dư trong dung dịch thu được, phải dùng hết 30ml dung dịch NaOH 1M. Xác định kim loại đó?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan 1,44 gam một kim loại hóa trị II trong 150ml dung dịch H2SO4 0,5M. Muốn trung hòa axit dư trong dung dịch thu được, phải dùng hết 30ml dung dịch NaOH 1M. Xác định kim loại đó?


Đáp án:

Gọi kim loại cần tìm là R.

Các phương trình hóa học

R + H2SO4 → RSO4 +H2 (1)

H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O (2)

Số mol H2SO4 là nH2SO4 = 0,15.0,5 = 0,075 (mol);

Số mol NaOH là nNaOH = 0,03.1 = 0,03 (mol)

Số mol H2SO4 phản ứng (1) là:

nH2SO4 (1) = nH2SO4 - nH2SO4 (2) = 0,075 - 0,03/2 = 0,06 (mol)

Từ (1) => nR = nH2SO4 (1) = 0,06 mol => MR = mR/nR = 1,44/0,06 = 24 (g/mol)

Vậy R là Mg.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…