Ở nhiệt độ thường nitơ khá trơ về mặt hoạt động
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao ở nhiệt độ thường nitơ khá trơ về mặt hoạt động?


Đáp án:

Ở nhiệt độ thường nitơ khá trơ về mặt hoạt động do  phân tử nitơ có liên kết ba khá bền.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Thủy phân hỗn hợp G gồm 3 este đơn chức mạch hở thu được hỗn hợp X gồm 3 axit cacboxylic (1 axit no và 2 axit không no đều có 2 liên kết pi trong phân tử). Lấy m gam X tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 2M,thu được 25,56 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn m gam X trong oxi dư và hấp thụ từ từ hỗn hợp sau phản ứng vào dung dịch NaOH dư thấy khối lượng dung dịch tăng lên 40,08 gam so với dung dịch NaOH ban đầu. Tính tổng khối lượng của hai axit cacboxylic không no trong m gam X?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân hỗn hợp G gồm 3 este đơn chức mạch hở thu được hỗn hợp X gồm 3 axit cacboxylic (1 axit no và 2 axit không no đều có 2 liên kết pi trong phân tử). Lấy m gam X tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 2M,thu được 25,56 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn m gam X trong oxi dư và hấp thụ từ từ hỗn hợp sau phản ứng vào dung dịch NaOH dư thấy khối lượng dung dịch tăng lên 40,08 gam so với dung dịch NaOH ban đầu. Tính tổng khối lượng của hai axit cacboxylic không no trong m gam X?


Đáp án:

Ta có nNaOH = 0,3 = naxit = neste suy ra nO trong axit = 0,3.2 = 0,6 mol

Và ta có maxit = mmuối – 22.0,3 = 18,96g

Đốt cháy X thu được sản phẩm cho vào bình NaOH :

Thu được mkhối lượng bình tăng = mH2O + mCO2 = 40,08g

Suy ra số mol O2 phản ứng là: = (40,08 - 18,96) : 32 = 0,66 mol

Bảo toàn O: ta suy ra được nCO2 = 0,69 mol và nH2O = 0,54 mol

Ta có naxit không no = mCO2 - mH2O = 0,15 mol

Số H trung bình trong hỗn hợp axit = (0,54.2) : 0,3 = 3,6 (mà axit k no có số H ít nhất là 4 nên axit no là HCOOH)

→ maxit không no = 18,96- 0,15.46 = 12,06g

Xem đáp án và giải thích
Hidrocacbon C8H10 không làm mất màu nước brom, khi bị hidro hóa thì chuyển thành 1,4-đimetyl xiclohexan. Hãy xác định cấu tạo và gọi tên hidrocacbon đó theo 3 cách khác nhau.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hidrocacbon C8H10 không làm mất màu nước brom, khi bị hidro hóa thì chuyển thành 1,4-đimetyl xiclohexan. Hãy xác định cấu tạo và gọi tên hidrocacbon đó theo 3 cách khác nhau.


Đáp án:

C8H10 có k = 1/2 . (2.8+2-10)=4.

C8H10 không làm mất màu dung dịch brom.

⇒ C8H10 là hợp chất thơm, ngoài vòng benzene không có liên kết C = C.

C8H10 bị hidro hóa tạo ra 1,4-đimetyl xiclohexan.

Vậy công thức cấu tạo của C8H10 là 

(1,4-đimetyl benzene hoặc p-metyltoluen hoặc p-xilen).

Xem đáp án và giải thích
Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các ung dịch đựng trong các lọ mất nhãn như sau: NaF, NaCl, NaBr, và NaI.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các ung dịch đựng trong các lọ mất nhãn như sau: NaF, NaCl, NaBr, và NaI.


Đáp án:

Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử:

Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào các mẫu thử trên.Mẫu thử nào trong suốt là NaF. Vì AgF tan tốt.

Mẫu thử tạo kết tủa trắng là NaCl

AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3

Mẫu thử tạo kết tủa vàng nhạt là NaBr

AgNO3 + NaBr → AgBr↓ + NaNO3

Mẫu thử tọa kết tủa vàng đậm là NaI

AgNO3 + NaI → AgI↓ + NaNO3

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp A chứa Fe và kim loại M có hóa trị không đổi trong mọi hợp chất. Tỉ lệ số mol của M và Fe trong hỗn hợp là 1 : 3. Cho 19,2 gam hỗn hợp A tan hết vào dung dịch HCl thu được 8,96 lít khí H2 Cho 19,2 gam hỗn hợp A tác dụng hết với Cl2 thì cần dùng 13,32 lít khí Cl2. Xác định kim loại M và phần trăm khối lượng các kim loại trong hỗn hợp A. Các thể tích khí đo ở đktc.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp A chứa Fe và kim loại M có hóa trị không đổi trong mọi hợp chất. Tỉ lệ số mol của M và Fe trong hỗn hợp là 1 : 3. Cho 19,2 gam hỗn hợp A tan hết vào dung dịch HCl thu được 8,96 lít khí H2 Cho 19,2 gam hỗn hợp A tác dụng hết với Cl2 thì cần dùng 13,32 lít khí Cl2. Xác định kim loại M và phần trăm khối lượng các kim loại trong hỗn hợp A. Các thể tích khí đo ở đktc.


Đáp án:

Gọi hóa trị của M là n

Gọi nMg = x mol ⇒ nFe = 3.x mol

Số mol H2 là: nH2 = 0,4 (mol)

Số mol Cl2 là: nCl2 = 0,55 mol

Theo bài ra ta có hệ phương trình:

Giải hệ pt ⇒ x = 0,1 mol ⇒ n = 2 ⇒ M = 24

Vậy M là Mg

nMg = 0,1 mol ⇒ nFe = 0,3 mol

Thành phần % theo khối lượng

Xem đáp án và giải thích
Hãy viết công thức hóa học của các axit có gốc axit cho dưới đây và cho biết tên của chúng: -Cl, =SO3 , =SO4 , -HSO4 , =CO3 , ≡PO4 , =S, -Br, -NO3.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy viết công thức hóa học của các axit có gốc axit cho dưới đây và cho biết tên của chúng:

-Cl, =SO3 , =SO4 , -HSO4 , =CO3 , ≡PO4 , =S, -Br, -NO3.


Đáp án:

Công thức hóa học của các axit là:

HCl: axit clohidric.

H2SO4: axit sunfuric.

H2SO3: axit sunfurơ.

H2CO3: axit cacbonic.

H3PO4: axit photphoric.

H2S: axit sunfuhiđric.

HBr: axit bromhiđric.

HNO3: axit nitric.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…