Nhiệt phân hoàn toàn 24,5 gam KClO3 sau phản ứng thấy thoát ra V lít khí oxi (đktc). Tính giá trị của V ?
nKClO3 = 0,2 mol
2KClO3 --t0--> 2KCl + 3O2↑
0,2 → 0,3 (mol)
nO2 = 1,5.nKClO3 = 0,3 mol
Vậy VO2 = 0,3.22,4 = 6,72 lít
Bằng những phương pháp nào có thể chứng minh được thành phần định tính và định lượng của nước? Viết các phương trình hóa học xảy ra?
Bằng phương pháp phân hủy nước bằng dòng điện hoặc tổng hợp nước (thực nghiệm) để chứng minh thành phần định tính và định lượng của nước
PTHH: 2H2O → 2H2 + O2
2H2 + O2 → 2H2O
Chuẩn độ 20ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,1M + HNO3 aM cần dùng 16,5ml dung dịch hỗn hợp KOH 0,1M và Ba(OH)2 0,05M. Gía trị của a là?
nH+ = 0,002 + 0,02a
nOH- = 0,0033 mol
Ta có: nH+ = nOH-
⇒ a = 0,065
Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li là gì ? Lấy các thí dụ minh hoạ.
Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi có ít nhất một trong các điều kiện sau:
Tao thành chất kết tủa
Ví dụ: AgNO3 + NaCl → AgCl↓+ NaNO3
Tạo thành chất điện li yếu
Ví dụ: CH3COONa + HCl → CH3COOH + NaCl
Tạo thành chất khí
Ví dụ: Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2↑ + H2O
Hòa tan 58g muối CuSO4.5H2O vào nước được 500ml dung dịch A.
a) Xác định nồng độ mol của dung dịch A.
b) Cho dần dần bột sắt vào 50ml dung dịch A, khuẩy nhẹ cho tới khi dung dịch hết màu xanh. Tính lượng sắt đã tham gia phản ứng.
Ta có: nCuSO4 = nCuSO4.5H2O = 58 / 250 = 0,232 mol.
C(CuSO4) = 0,232 / 0,5 = 0,464M.
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
nFe= nCuSO4 = 0,232 mol.
mFe = 0,232 x 56 = 12,992g.
Khi cho 100 g hợp kim gồm có Fe, Cr và Al tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 6,72 lít khí. Lấy bã rắn không tan cho tác dụng một lượng dư dung dịch HCl (khi không có không khí) thu 38,08 lít khí. Các thể tích đo ở đktc. Xác định thành phần % của hợp kim.
Phương trình hóa học:
2Al + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2 (1)
Phần không tan là Fe và Cr
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (2)
Cr + 2HCl → CrCl2 + H2 (3)
nH2 (1) = 0,3 mol
Theo pt (1) nAl = 2/3nH2 = 0,2 mol
⇒ mAl = 27. 0,2 = 5,4 g
nH2(2),(3) = 38,08/22,4 = 1,7(mol)
Gọi x, y lần lượt là số mol của Fe, Cr
Theo bài ra ta có hệ phương trình
⇒ mFe = 1,55. 56 = 86,8 g
mCr = 0,15. 52 = 7,8 g
Thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp là
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.