Hỗn hợp X gồm NaBr và NaI. Cho hỗn hợp X tan trong nước thu được dung dịch A. Nếu cho brom dư vào dung dịch A, sau phản ứng hoàn toàn, cô cạn thấy khối lượng muối khan thu được giảm 7,05 gam. Nếu sục khí clo dư vào dung dịch A, phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thấy khối lượng muối khan giảm 22,625 gam. Thành phần % khối lượng của một chất trong hỗn hợp X là bao nhiêu?
NaBr (x mol); NaI (y mol)
Cho Br2 vào dung dịch A chỉ phản ứng với NaI
NaI + 1/2 Br2 → NaBr + 1/2 I2
1 mol NaI → 1 mol NaBr giảm 47g
⇒ nNaI = 0,15 mol = y
Khi sục khí Clo: m giảm = x.(80 – 35,5) + y (127-35,5) = 22,625g
⇒ x = 0,2 mol
Hỗn hợp E gồm bốn este đều có công thức C8H8O2 và có vòng benzen. Cho m gam E tác dụng tối đa với 200 ml dung dịch NaOH 1M (đun nóng), thu được hỗn hợp X gồm các ancol và 20,5 gam hỗn hợp muối. Cho toàn bộ X vào bình đựng kim loại Na dư, sau khi phản ứng kết thúc khối lượng chất rắn trong bình tăng 6,9 gam so với ban đầu. Giá trị của m bằng bao nhiêu?
E gồm các este của ancol (tổng x mol) và các este của phenol (tổng y mol)
nNaOH= x + 2y = 0,2 (1)
nAncol = x mol => nH2 = 0,5x mol
⇒ mAncol = mtăng +mH2 = x + 6,9
nH2O = nEste = y mol
Bảo toàn khối lượng:
136(x + y) + 0,2.40 = 20,5 + (x + 6,9) + 18y (2)
(1) và (2) ⇒ x = 0,1 và y = 0,05 mol
⇒ m = 136(x + y) = 20,4g
Cho một hỗn hợp gồm có 1,12 g Fe và 0,24 g Mg tác dụng với 250 ml dung dịch CuSO4. Phản ứng thực hiện xong, người ta thu được kim loại có khối lượng là 1,88 g. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã dùng.
Trước phản ứng có 1,12 + 0,24 = 1,36 gam kim loại, sau phản ứng có l,88g.
Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu (1)
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (2)
Theo (1) 24 g Mg phản ứng tạo 64 g Cu khối lượng tăng 40 g.
⇒ 0,24 g Mg phản ứng tạo 0,64 g Cu khối lượng tăng 0.4 g
⇒ nCu = 0,64/64 = 0,01 mol
Theo bài cho từ 1.36 gam kim loại sau phản ứng thu được 1.88 g tăng 0.52 g
→ Fe đã phản ứng và làm khối lượng tăng thêm 0,12 gam nữa.
Theo (2) 1 mol (56 g) Fe phản ứng tạo ra 1 mol(64 g) Cu khối lượng tăng 8 g.
→ nCu = 0,12/8 = 0,015 mol
nCuSO4 = 0,01 + 0,015 = 0,025 mol
CM CuSO4 = 0,025/0,25 = 0,1 M
Vì sao than chất thành đống lớn có thể tự bốc cháy ?
Do than tác dụng với O2 trong không khí tạo CO2, phản ứng này tỏa nhiệt. Nếu than chất thành đống lớn phản ứng này diễn ra nhiều nhiệt tỏa ra được tích góp dần khi đạt tới nhiệt độ cháy của than thì than sẽ tự bốc cháy.
Khu mỏ sắt ở Trại Cau (Thái Nguyên) có một lạo quặng sắt (thành phần chính là Fe2O3). Khi phân tích mẫu quặng này, người ta nhận thấy có 2,8g sắt. Trong mẫu quặng trên, khối lượng sắt (III) oxit Fe2O3 ứng với hàm lượng sắt nói trên là bao nhiêu?
2Fe + 1,5O2 -t0-> Fe2O3
2.56 g 160g
2,8g x g
Khối lượng Fe2O3 ứng với lượng sắt trên là: x = 4g
Xà phòng hóa hoàn toàn m gam chất béo X với một lượng vừa đủ NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 1,84 gam glixerol và 18,36 muối khan. Giá trị của m?
nC3H5(OH)3 = 0,02mol → nNaOH = 0,06mol
Bảo toàn khối lượng:
mX + mNaOH = mC3H5(OH)3 + mmuối
→ mX = 17,8g
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.