Câu A. Có kết tủa xanh lam, sau đó tan ra tạo dung dịch xanh lam. Đáp án đúng
Câu B. Có kết tủa xanh lam, sau đó kết tủa chuyển sang màu đỏ gạch.
Câu C. Có kết tủa xanh lam, sau đó tan ra tạo dung dịch màu tím.
Câu D. Có kết tủa xanh lam, kết tủa không bị tan ra.
Hiện tượng quan sát được là: Có kết tủa xanh lam, sau đó tan ra tạo dung dịch màu tím.
Khí CO được dùng làm chất đốt trong công nghiệp, có lẫn tạp chất là các khí CO2 và SO2. Làm thế nào có thể loại bỏ những tạp chất ra khỏi CO bằng hóa chất rẻ tiền nhất? Viết các phương trình hóa học xảy ra.
Cho hỗn hợp khí CO, CO2, SO2 lội từ từ qua dung dịch Ca(OH)2. CO2 và SO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 (dư) tạo chất không tan CaCO3 và CaSO3 còn lại khí CO không tác dụng thoát ra.
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 ↓ + H2O.
Đốt cháy hoàn toàn 7,4g một amin thu được 6,72 lít khí CO2 (đkc) và 9g H2O. Tìm CTPT của amin
nCO2 = 0,3 mol ⇒ nC = 0,3 mol
nH2O = 0,5 mol ⇒ nH = 1 mol
Bảo toàn khối lượng ⇒ mN = 7,4 – 0,3.12 – 1 = 2,8 gam
⇒ nN = 0,2 mol
⇒ xét tỉ lệ ⇒ công thức của amin là C3H10N2
Nung nóng 100 g hỗn hợp NaHCO3 và Na2CO3 đến khối lượng không đổi thu được 69g hỗn hợp rắn. Tính % khối lượng của NaHCO33 trong hỗn hợp
Phản ứng: 2NaHCO3 −tº→ Na2CO3 + CO2 + H2O
Cứ 2 mol NaHCO3 phản ứng thì khối lượng giảm 2.84 - 106 = 62 (g)
Vậy x mol NaHCO3 phản ứng thì khối lượng giảm 100 - 69 = 31 (g)
x = 31.2/62 = 1 (mol)
mNaHCO3 = 84 (g) ⇒ %NaHCO3 = 84%
Theo sơ đồ nguyênn tử các nguyên tố cho bài 8.1, hãy chỉ ra:
Nguyên tử những nguyên tố nào có sự sắp xếp electron giống nhau về:
a, Số lớp electron (mấy lớp).
b, Số electron lớp ngoài cùng (mấy electron).
a) Nguyên tử các nguyên tố liti, oxi, flo có cùng 2 lớp electron, nguyên tử các nguyên tố Natri, lưu huỳnh và clo cùng có 3 lớp electron.
b) Nguyên tử những nguyên tố natri, liti cùng có số electron ùn có electron lớp ngoài cùng (1 electron).
Nguyên tử của các nguyên tố clo và flo cùng có 7 electron lớp ngoài cùng. Nguyên tử các nguyên tố lưu huỳnh và oxi đều có 6e lớp ngoài cùng.
“Ma trơi” là gì ? Ma trơi thường xuất hiện ở đâu ?
Trong xương của động vật luôn có chứa một hàm lượng photpho. Khi cơ thể động vật chết đi, nó sẽ phân hủy một phần thành photphin PH3 và lẫn một ít điphotphin P2H4. Photphin không tự bốc cháy ở nhiệt độ thường. Khi đun nóng đến 150oC thì nó mới cháy được. Còn điphotphin P2H4 thì tự bốc cháy trong không khí và tỏa nhiệt. Chính lượng nhiệt tỏa ra trong quá trình này làm cho photphin bốc cháy:
2PH3 + 4O2 → P2O5 + 3H2O
Quá trình trên xảy ra cả ngày lẫn đêm nhưng do ban ngày có các tia sáng của mặt trời nên ta không quan sát rõ như vào ban đêm. Hiện tượng ma trơi chỉ là một quá tŕnh hóa học xảy ra trong tự nhiên. Thường gặp ma trơi ở các nghĩa địa vào ban đêm.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.