Hỗn hợp X gồm glucozơ và mantozơ. Chia X làm 2 phần bằng nhau: - Phần 1: Hoà tan vào nước, lọc lấy dung dịch rồi cho tác dụng với AgNO3/NH3 dư được 0,02 mol Ag. - Phần 2: Đun với dung dịch H2SO4 loãng. Hỗn hợp sau phản ứng được trung hoà bởi dung dịch NaOH, sau đó cho toàn bộ sản phẩm tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 được 0,03 mol Ag. Tính số mol của glucozơ và mantozơ trong X?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm glucozơ và mantozơ. Chia X làm 2 phần bằng nhau:

- Phần 1: Hoà tan vào nước, lọc lấy dung dịch rồi cho tác dụng với AgNO3/NH3 dư được 0,02 mol Ag.

- Phần 2: Đun với dung dịch H2SO4 loãng. Hỗn hợp sau phản ứng được trung hoà bởi dung dịch NaOH, sau đó cho toàn bộ sản phẩm tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 được 0,03 mol Ag. Tính số mol của glucozơ và mantozơ trong X?


Đáp án:

nglucozơ = a mol, nmantozơ = b mol.

- Phần 1: 1glucozơ → 2Ag, 1mantozơ → 2Ag

nAg = 2 × nglucozơ + 2 × nmantozơ = 2 × a/2 + 2 × b/2 = a + b = 0,02.

- Phần 2: thủy phân mantozơ thu được nglucozơ'' = 2 × nmantozơ = 2 × b/2 = b mol.

∑nglucozơ = nglucozơ'' + nglucozơ ban đầu = b + a/2 mol.

1glucozơ → 2Ag

nAg = 2 × nglucozơ = 2 × (b + a/2) = 0,03.

⇒ nglucozơ = 0,01 mol; nmantozơ = 0,01 mol

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Khi nung đá vôi chứa 90% khối lượng CaCO3 thu được 11,2 tấn CaO và 8,8 tấn CO2. a) Viết công thức khối lượng phản ứng. b) Tính khối lượng đá vôi đem nung.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi nung đá vôi chứa 90% khối lượng CaCO3 thu được 11,2 tấn CaO và 8,8 tấn CO2.

a) Viết công thức khối lượng phản ứng.

b) Tính khối lượng đá vôi đem nung.




Đáp án:

a)   Phương trình hoá học: CaCO3  CaO + CO2

       

b)   Theo phương trình trên ta có : 

Khi lượng đá vôi đem nung là: ( (tấn).




Xem đáp án và giải thích
Tìm nhận định đúng về amino axit và peptit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Phát biểu nào sau đây đúng ?


Đáp án:
  • Câu A. Tất cả các amino axit đều lưỡng tính.

  • Câu B. Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit.

  • Câu C. Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.

  • Câu D. Trong 1 phân tử tetrapeptit có 4 liên kết peptit.

Xem đáp án và giải thích
a) Viết các phương trình hoá học của phản ứng điều chế khí hiđro từ những chất sau : Zn, dung dịch HCl, dung dịch H2SO4. b) So sánh thể tích khí hiđro (cùng điều kiện t° và p) thu được của từng cặp phản ứng trong những thí nghiệm sau : Thí nghiệm 1: 0,1 mol Zn tác dụng với dung dịch HCl dư. 0,1 mol Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 dư. Thí nghiệm 2 : 0,1 mol H2SO4 tác dụng với Zn dư. 0,1 mol HCl tác dụng với Zn dư.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Viết các phương trình hoá học của phản ứng điều chế khí hiđro từ những chất sau : Zn, dung dịch HCl, dung dịch H2SO4.

b) So sánh thể tích khí hiđro (cùng điều kiện t° và p) thu được của từng cặp phản ứng trong những thí nghiệm sau :

Thí nghiệm 1:

0,1 mol Zn tác dụng với dung dịch HCl dư.

0,1 mol Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 dư.

Thí nghiệm 2 :

0,1 mol H2SO4 tác dụng với Zn dư.

0,1 mol HCl tác dụng với Zn dư.


Đáp án:

a) Các phương trình hoá học điều chế khí hiđro :

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 ↑(1)

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 ↑(2)

b) So sánh thể tích khí hiđro sinh ra

TN1 : Dùng dư axit để toàn lượng Zn tham gia phản ứng.

Theo (1) : 0,1 mol Zn điều chế được 0,1 mol H2.

Theo (2) : 0,1 mol Zn điều chế được 0,1 mol H2

Kết luận : Những thể tích khí hiđro thu được trong thí nghiệm 1 là bằng nhau.

TN 2 - Dùng dư Zn để toàn lượng axit tham gia phản ứng.

Theo (1) : 0,1 mol HCl điều chế được 0,05 mol H2.

Theo (2) : 0,1 mol H2SO4 điều chế được 0,1 mol H2.

Kết luận . Những thể tích khí hiđro thu được trong thí nghiệm 2 là không bằng nhau. Thể tích khí hiđro sinh ra ở (2) nhiều gấp 2 lần ở (1).

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tử của nguyên tố T có e ở mức năng lượng cao nhất ở lớp e thứ 3, trong nguyên tử của Y số e nằm ở phân lớp s bằng 2/3 số e nằm ở phân lớp p. Nguyên tố T là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử của nguyên tố T có e ở mức năng lượng cao nhất ở lớp e thứ 3, trong nguyên tử của Y số e nằm ở phân lớp s bằng 2/3 số e nằm ở phân lớp p. Nguyên tố T là gì?


Đáp án:

Nguyên tử của nguyên tố T có e ở mức năng lượng cao nhất ở lớp e thứ 3 → số electron ở phân lớp s gồm 1s2, 2s2, 3s2 → 6 electron ở phân lớp s

→ Số electron ở phân lớp p là 9

Cấu hình của Y là 1s22s22p63s23p3 (Z = 15) → T là P

Xem đáp án và giải thích
Cho khí CO2 tan vào nước cất có pha vài giọt quỳ tím. Màu của dung dịch chuyển thành
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho khí CO2 tan vào nước cất có pha vài giọt quỳ tím. Màu của dung dịch chuyển thành màu gì?


Đáp án:

Cho khí CO2 tan vào nước cất có pha vài giọt quỳ tím. Màu của dung dịch chuyển thành đỏ.

vì CO2 + H2O ⇔ H2CO3    (1)

H2CO3 ⇔ H+ + HCO3-

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…