Hỗn hợp E gồm bốn este đều có công thức C8H8O2 và có vòng benzen. Cho m gam E tác dụng tối đa với 200 ml dung dịch NaOH 1M (đun nóng), thu được hỗn hợp X gồm các ancol và 20,5 gam hỗn hợp muối. Cho toàn bộ X vào bình đựng kim loại Na dư, sau khi phản ứng kết thúc khối lượng chất rắn trong bình tăng 6,9 gam so với ban đầu. Giá trị của m bằng bao nhiêu?
E gồm các este của ancol (tổng x mol) và các este của phenol (tổng y mol)
nNaOH= x + 2y = 0,2 (1)
nAncol = x mol => nH2 = 0,5x mol
⇒ mAncol = mtăng +mH2 = x + 6,9
nH2O = nEste = y mol
Bảo toàn khối lượng:
136(x + y) + 0,2.40 = 20,5 + (x + 6,9) + 18y (2)
(1) và (2) ⇒ x = 0,1 và y = 0,05 mol
⇒ m = 136(x + y) = 20,4g
Phát biểu nào sau đây đúng ?
Câu A. Các amino axit là chất rắn ở điều kiện thường.
Câu B. Các amin ở điều kiện thường là chất khí hoặc chất lỏng.
Câu C. Các protein đều dễ tan trong nước.
Câu D. Các amin không độc
Câu A. 0,70 mol
Câu B. 0,55 mol
Câu C. 0,65 mol
Câu D. 0,50 mol
Phát biểu nào sau đây không đúng?
Câu A. Glucozơ và fructozơ là đồng phân cấu tạo của nhau
Câu B. Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng bạc
Câu C. Trong dung dịch, glucozơ tồn tại ở dạng mạch vòng ưu tiên hơn dạng mạch hở
Câu D. Metyl α-glucozit không thể chuyển sang dạng mạch hở
Điện phân 100 ml một dung dịch có hòa tan 13,5 gam CuCl2 và 14,9 gam KCl (có màng ngăn và điện cực trơ)
a) Trình bày sơ đồ và viết phương trình hóa học của phản ứng điện phân có thể xảy ra.
b) Hãy cho biết chất nào còn lại trong dung dịch điện phân. Biết thời gian điện phân là 2 giờ, cường độ dòng điện 5,1 ampe.
c) Hãy xác định nồng độ các chất có trong dung dịch sau điện phân. Biết rằng dung dịch sau điện phân đã được pha loãng cho đủ 200 ml.
nCuCl2 = 13,5/135 = 0,1 mol ; nKCl = 14,9/74,5 = 0,2 mol ⇒ nCl- = 0,4 mol; nCu2+ = 0,1 mol
Phương trình điện phân : CuCl2 → Cu + Cl2
2KCl + 2H2O → 2KOH + H2 + Cl2
Khối lượng clo thoát ra m = (71.5,1.7200)/(2.96500) = 13,5 gam
⇒ nCl = 0,19 mol ⇒ Cl- còn dư
Hết Cu2+: 2H2O + 2e → H2 + 2OH- (dd)
Chất còn lại sau điện phân là K+ 0,2 mol; Cl- dư 0,02 mol; OH- dư 0,18 mol
⇒ KOH 0,18 mol; KCl 0,02 mol
c. CM KOH = 0,18/0,2 = 0,9 M.
CM KCl = 0,02/0,2 = 0,1 M
Cho 4,9 gam hỗn hợp Fe và Cu (trong đó Cu chiếm 60% khối lượng) vào một lượng dung dịch HNO3 khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thấy còn lại 2,3 gam chất rắn không tan. Tính khối lượng muối tạo thành?
Ta có mCu = 2,94 gam, mFe = 1,96 gam, nFe = 0,035 mol; nCu = 0,046 mol.
→ Sau phản ứng còn 2,3 gam < 2,94 gam → chất rắn không tan là Cu, dung dịch sau phản ứng chứa Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2.
Có nFe(NO3)2 = nFe = 0,035 mol;
nCu(NO3)2 = nCu pư = (2,94 – 2,3) : 64 = 0,01 mol
→ mmuối = mFe(NO3)2 + mCu(NO3)2 = 0,035.180 + 0,01. 188 = 8,18 gam.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.