Hỗn hợp chất rắn thu được sau phản ứng khi cho qua H2
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho luồng khí H2 dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, Al2O3, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn thu được gồm?

Đáp án:
  • Câu A. Cu, Fe, Al, Mg.

  • Câu B. Cu, FeO, Al2O3, MgO.

  • Câu C. Cu, Fe, Al2O3, MgO. Đáp án đúng

  • Câu D. Cu, Fe, Al, MgO.

Giải thích:

Chọn C. - Các tác nhân khử như H2, CO chỉ khử được các oxit bazơ của các kim loại đứng sau nhôm trên dãy điện hóa. Vậy chất rắn thu được gồm Cu, Fe, Al2O3, MgO.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Khi điều chế hiđro từ kẽm và dung dịch H2SO4 loãng, nếu thêm một vài giọt dung dịch CuSO4 vào dung dịch axit thì thấy H2 thoát ra nhanh hơn hẳn. Hãy giải thích hiện tượng trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi điều chế hiđro từ kẽm và dung dịch H2SO4 loãng, nếu thêm một vài giọt dung dịch CuSO4 vào dung dịch axit thì thấy H2 thoát ra nhanh hơn hẳn. Hãy giải thích hiện tượng trên.



Đáp án:

Khi nhỏ thêm vào một ít dung dịch CuSO4 lập tức xảy ra pư 
Zn + CuSO4→ ZnSO4 + Cu 
Trong dung dịch hình thành một pin điện giữa các cực là Cu và Zn có sự dịch chuyển các dòng e trong dung dịch.

ion H+ trong dung dịch nhận các e đó và thoát ra dưới dạng khí và tốc độ pư nhanh hơn.




Xem đáp án và giải thích
Thế nào là ô nhiễm môi trường? Cho biết sự cần thiết phải bảo vệ môi trường khỏi bị ô nhiễm.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thế nào là ô nhiễm môi trường? Cho biết sự cần thiết phải bảo vệ môi trường khỏi bị ô nhiễm.


Đáp án:

- Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường.

- Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường là vì:

+ Môi trường là không gian sinh sống của con người và thế giới sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người. Ngoài ra nó còn là nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và sản xuất.

+ Sự gia tăng dân số nhanh chóng, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa làm số lượng chất thải không ngừng tăng lên ở nhiều nơi, gây ra sự ô nhiễm môi trường.

+ Thế giới hiện nay phải gánh chịu những thách thức về môi trường như: khí hậu toàn cầu biến đổi, thiên tai gia tăng ...

+ Sự suy giảm tần ôzon gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người và các sinh vật trên trái đất như: gây ra nhiều bệnh tật cho con người, giảm năng suất cây trồng,...

+ Tài nguyên rừng, đất rừng đồng có bị suy thoái có nơi bị biến thành sa mạc….

+ Ô nhiễm môi trường đang xảy ra trên quy mô rộn do đó bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả cộng đồng.

Xem đáp án và giải thích
Tơ nion-6
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nhà hóa học của hãng Du Pont (Mỹ) đã thông báo phát minh ra một loại vật liệu ‘‘mỏng hơn tơ nhện, bền hơn thép và đẹp hơn lụa’’. Theo thời gian, vật liệu này đã có mặt trong cuộc sống hàng ngày của con người, phổ biến trong các sản phẩm như lốp xe, dù, quần áo, tất, … Hãng Du Pont đã thu được hàng tỷ đô la mỗi năm bằng sáng chế về loại vật liệu này. Một trong số vật liệu đó là tơ nilon-6. Công thức một đoạn mạch của tơ nilon-6 là:

Đáp án:
  • Câu A. (-CH2-CH=CH-CH2)n

  • Câu B. (-NH-[CH2]6-CO-)n

  • Câu C. (-NH-[CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO-)n

  • Câu D. (-NH-[CH2]5-CO-)n

Xem đáp án và giải thích
Một dung dịch có chứa 26,5g NaCl trong 75g H2O ở 25oC. hãy xác dịnh dung dịch NaCl nói trên là bão hòa hay chưa bão hòa? Biết độ tan của NaCl trong nước ở 25oC là 36g.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Một dung dịch có chứa 26,5g NaCl trong 75g H2O ở 25oC. hãy xác dịnh dung dịch NaCl nói trên là bão hòa hay chưa bão hòa?

   Biết độ tan của NaCl trong nước ở 25oC là 36g.


Đáp án:

 100g H2O ở 25oC hòa tan 36g NaCl

   75g H2O ở 25oC hòa tan x?g NaCl

=> x = mNaCl = 27g

   Dung dịch NaCl đã pha chế là chưa bão hòa. Vì dung dịch này có thể hòa tan thêm: 27-26,5=0,5(g) NaCl ở 25oC.

Xem đáp án và giải thích
a. Vì sao dùng xenlulozo để chế biến thành sợi thiên nhiên và sợi nhân tạo, mà không dùng tinh bột b. Vì sao khi để rớt H2SO4 đậm đặc vào quần áo vài sợi bông, chỗ vải đó bị đen lại và thủng ngay, còn khi bị rớt HCl vào vải thì mủn dần rồi mới bục ra
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a. Vì sao dùng xenlulozo để chế biến thành sợi thiên nhiên và sợi nhân tạo, mà không dùng tinh bột

b. Vì sao khi để rớt H2SO4 đậm đặc vào quần áo vài sợi bông, chỗ vải đó bị đen lại và thủng ngay, còn khi bị rớt HCl vào vải thì mủn dần rồi mới bục ra


Đáp án:

a. Xenlulozo có cấu trúc không phân nhánh và không xoắn, có độ bền cơ học bền nhiệt cao hơn so với tinh bột do đó được dùng để chế tạo sợi thiên nhiên và nhân tạo

b. Khi để rớt H2SO4 đậm đặc vào vải bằng sợi bông, chỗ vải đó bị đen lại và thủng ngay do axit sunfuric đậm đặc hút nước mạnh và làm xenlulozo bị than hóa :

(C6H10O5)n + H2SO4 đặc → 6nC + H2SO4.5nH2O

Khi để rớt HCl vào vải bằng sợi bông, xenlulozo bị thỷ phân dưới xúc tác là axit vô cơ nên dần mùn ra sau đó mới bị bục

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…