Hòa tan 26,8 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại (cùng thuộc nhóm IIA và ở hai chu kì lien tiếp của bảng tuần hoàn) tan trong dung dichh HCl vừa đủ. Sau phản ứng thu được 6,72 lít khí (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của muối cacbonat có phân tử khối nhỏ hơn là?
nCO32- = nCO2 = 0,3 (mol) ⇒ M = 89,33
⇒ Hai muối là MgCO3 (a mol), CaCO3 (b mol)
Ta có: a + b = 0,3; 84a + 100b = 26,8 ⇒ a = 0,2; b = 0,1
⇒ %mMgCO3= 62,69%
Câu A. 1
Câu B. 2
Câu C. 3
Câu D. 4
Đốt cháy hoàn toàn 43,1 gam hỗn hợp X gồm axit đơn no hở (RCOOH), glyxin, alalin và Axit glutamic thu được 1,4 mol CO2 và 1,45 mol H2O. Mặt khác 43,1 gam X tác dụng vừa đủ với 0,3 mol HCl. Nếu cho 43,1 gam hỗn hợp X tác dụng với 0,7 mol NaOH trong dung dịch sau đó cô cạn thì thu được khối lượng chất rắn khan là
nHCl = n-NH2 = nN = 0,3 mol
mO = mX – mC – mH – mN = 43,1 – 1,4. 12 – 2. 1,45. 1 – 0.3.14 = 19,2
⇒ n–COOH = 1/2. nO = 1/2. 19,2/16 = 0,6 mol
⇒ nNaOH pư = nH2O = 0,6 mol
mc/rắn = mX + mNaOH – mH2O = 43,1 + 0,7.40 – 0,6.18 = 60,3 gam
Tổng số proton, notron, electron trong nguyên tử của hai nguyên tố X và M lần lươt là 52 và 82. M và X tạo hơp chất MXa, trong phân tử của hơp chất đó tổng số pronton của các nguyên tử là 77. Xác định công thức của MXa. Biết trong X có tỉ lệ notron: proton ≤ 1,22.
Kí hiệu số p, n, e trong nguyên tố X là Z, N, E
Theo đầu bài ta có: Z + N + E = 52 → 2Z + N = 52
Với những nguyên tố bền (trừ hidro): Z ≤ N ≤ 1,52 Z → 3Z ≤ 2Z + N ≤ 1,52Z + 2Z
→ 3Z ≤ 52 ≤ 3,52Z → 14,77 ≤ Z ≤ 17,33
Với Z = 15 → N = 22; tỉ lệ N : Z = 22 : 15 = 1,47 > 1,22 (loại)
Với Z = 16 → N = 20; tỉ lệ N : Z = 20 : 16 = 1,25 > 1,22 (loại)
Với Z = 17 → N = 18; tỉ lệ N : Z = 18 : 17 = 1,06. X là clo
Kí hiệu số p, n, e của M là Z’, N’, E’
Theo đầu bài ta có: 2Z’ + N’ = 82 → 3Z' < 82 < 3,52Z'
Ta có Z’ = 77 – 17a
→ 2,92 ≤ a ≤ 3,16 mà a nguyên → a= 3
→ Z' = 77 - 17.3 = 26 → M là Fe.
Công thức thức của hợp chất là FeCl3.
Dùng thuốc thử thích hợp để nhận biết các dung dịch sau đây: KI, HCl, NaCl, H2SO4
- Dùng quỳ tím phân biệt được 2 nhóm: HCl, H2SO4 làm quỳ chuyển đỏ
KI và NaCl không làm đổi màu quỳ tím.
- Dùng dung dịch BaCl2 phân biệt HCl và H2SO4: Sản phẩm tạo kết tủa trắng là H2SO4
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl
- Dùng dung dịch AgNO3 để phân biệt dung dịch KI và NaCl (AgI↓ màu vàng tươi; AgCl↓ màu trắng)
AgNO3 + KI → AgI + KNO3
AgNO3 + NaCl → AgCl + KNO3
Hoặc đốt: KI ngọn lửa màu tím; NaCl ngọn lửa màu vàng.
Khối lượng Ag thu được khi cho 0,1 mol CH3CHO phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng là bao nhiêu?
nAg = 2nCH3CHO = 0,2 ⇒ mAg = 21,6g
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.