Hợp chất khí với hidro của một nguyên tố RH4. Oxit cao nhất của nó chưa 53,3% oxi về khối lượng. Tìm nguyên tử khối của nguyên tố đó.
Hợp chất khí với hidro của một nguyên tố là RH4, theo bảng tuần hoàn suy ra công thức oxit cao nhất của R là RO2, trong phân tử RO2 có 53,3% oxit về khối lượng nên R có 100% - 53,3% = 46,7% về khối lượng.
Vậy R là Si. Công thức phân tử là SiH4 và SiO2.
Cho biết đã xảy ra sự oxi hóa và sự khử những chất nào trong những phản ứng thế sau:
a) Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag.
b) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
c) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2.
Hỗn hợp A gồm hai chất kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của etilen. Cho 3,36 lít (đktc) hỗn hợp khí trên phản ứng hoàn toàn với Br2 trong CCl4 thì thấy khối lượng bình chứa nước brom tăng thêm 7,7 gam.
a) Hãy xác định công thức phân tử của hai anken đó.
b) Xác định thành phần phần trăm về thể tích của hỗn hợp A.
c) Viết công thức cấu tạo của các anken đồng phân có cùng công thức phân tử với hai anken đã cho.
a) Đặt công thức tổng quát của anken thứ nhất là CnH2n (x mol), công thức tổng quát của anken thứ hai là CmH2m (y mol)
⇒ Công thức chung của hai anken: Cn−H2n− (a mol).
Số mol hỗn hợp A là 3,36/22,4 = 0,15 mol
Theo đề bài ta có: 0,15.14n− = 7,7
⇒ n = 3 < n− = 3,67 = 11/3 < m = 4
Công thức phân tử của hai anken là C3H6 và C4H8.
b)
Ta có: x + y = a và (nx + my)/(x+ y) = ntb
=> x + y = 0,15 và (3x + 4y)/(x + y) = 11/3
=> x = 0,05 và y = 0,1
%V = (0,05.100%)/0,15 = 33,33%
%V = 66,67%
c) Công thức cấu tạo của C3H6: CH3-CH=CH2 Propen
Công thức cấu tạo của C4H8:
CH3-CH2-CH=CH2: but-1-en
CH2=C(CH3)-CH3: 2-metyl propen
CH3-CH=CH-CH3: but-2-en
But–2-en có đồng phân hình học:
Tại sao dùng đồ dùng bằng bạc đựng thức ăn, thức ăn lâu bị ôi ?
Khi bạc gặp nước sẽ có một lượng rất nhỏ đi vào nước thành ion. Ion bạc có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh. Chỉ cần 1/5 tỉ gam bạc trong một lit nước cũng đủ diệt các vi khuẩn nên giữ cho thức ăn lâu ôi thiu.
Làm cách nào để quả mau chín ?
Từ lâu người ta đã biết xếp một số quả chín vào giữa sọt quả xanh thì toàn bộ sọt quả xanh sẽ nhanh chóng chín đều. Tại sao vậy ?
Bí mật của hiện tượng này đã được các nhà khoa học phát hiện khi nghiên cứu quá trình chín của trái cây. Trong quá trình chín trái cây đã thoát ra một lượng nhỏ khí etilen. Khí này sinh ra có tác dụng xúc tác quá trình hô hấp của tế bào trái cây và làm cho quả mau chín.
Nắm được bí quyết đó người ta có thể làm chậm quá trình chín của trái cây bằng cách làm giảm nồng độ etilen do trái cây sinh ra. Điều này đã được sử dụng để bảo quản trái cây không bị chín nẫu khi vận chuyển xa. Ngược lại khi cần cho quả mao chín, người ta thêm etilen vào kích thích quá trình hô hấp của tế bào trái cây.
Ngày nay người ta dùng khí đá cho vào thùng trái cây để làm trái cây mau chín vì khi có hơi nước khí đá tác dụng trong môi trường ẩm sinh ra etilen làm trái cây mau chín.
Oxi hóa hoàn toàn 0,792 gam hỗn hợp bột Fe và Cu ta thu được 1,032 gam hỗn hợp các oxit (hỗn hợp X). Hãy tính thể tích khí H2 (đktc) tối thiểu cần để khử hoàn toàn các oxit thành kim loại.
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
nCO2 = (1,032 - 0,792)/32 = 0,0075(mol)
Do lượng kim loại không thay đổi nên số mol electron do O2 nhận vào bằng số mol electron do H2 mất.
O2 + 4e --> 2O2-
0,0075---0,03
H2 --> 2H+ + 2e
0,015----------0,03
⇒ nH2 = 2nO2 = 0,015 ⇒ VH2 = 0,336 (lít)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.