Hỗn hợp A chứa Fe và kim loại M có hóa trị không đổi trong mọi hợp chất. Tỉ lệ số mol của M và Fe trong hỗn hợp là 1 : 3. Cho 19,2 gam hỗn hợp A tan hết vào dung dịch HCl thu được 8,96 lít khí H2 Cho 19,2 gam hỗn hợp A tác dụng hết với Cl2 thì cần dùng 13,32 lít khí Cl2. Xác định kim loại M và phần trăm khối lượng các kim loại trong hỗn hợp A. Các thể tích khí đo ở đktc.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp A chứa Fe và kim loại M có hóa trị không đổi trong mọi hợp chất. Tỉ lệ số mol của M và Fe trong hỗn hợp là 1 : 3. Cho 19,2 gam hỗn hợp A tan hết vào dung dịch HCl thu được 8,96 lít khí H2 Cho 19,2 gam hỗn hợp A tác dụng hết với Cl2 thì cần dùng 13,32 lít khí Cl2. Xác định kim loại M và phần trăm khối lượng các kim loại trong hỗn hợp A. Các thể tích khí đo ở đktc.


Đáp án:

Gọi hóa trị của M là n

Gọi nMg = x mol ⇒ nFe = 3.x mol

Số mol H2 là: nH2 = 0,4 (mol)

Số mol Cl2 là: nCl2 = 0,55 mol

Theo bài ra ta có hệ phương trình:

Giải hệ pt ⇒ x = 0,1 mol ⇒ n = 2 ⇒ M = 24

Vậy M là Mg

nMg = 0,1 mol ⇒ nFe = 0,3 mol

Thành phần % theo khối lượng

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phân tử một hợp chất gồm nguyên tử nguyên tố X liên kết với bốn nguyên tử H và nặng bằng nguyên tử O. a) Tính nguyên tử khối, cho biết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố X. b) Tính phần trăm về khối lượng của nguyên tố X trong hợp chất.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Phân tử một hợp chất gồm nguyên tử nguyên tố X liên kết với bốn nguyên tử H và nặng bằng nguyên tử O

   a) Tính nguyên tử khối, cho biết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố X.

   b) Tính phần trăm về khối lượng của nguyên tố X trong hợp chất.


Đáp án:

 a) Phân tử gồm 1X và 4H

   Phân tử khối của hợp chất trên: X + 4 = 16.

   Nguyên tử khối của X = 16 – 4 = 12đvC.

   Vậy X là nguyên tố cacbon: C

   b) Phần trăm về khối lượng cacbon có trong CH4 là: %C = (12/16).100% = 75%

Xem đáp án và giải thích
Bài tập về phản ứng của hỗn hợp oxit kim loại với khí H2
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho luồng khí H2 dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, Al2O3, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn thu được gồm ?


Đáp án:
  • Câu A. Cu, Fe, Al, Mg.

  • Câu B. Cu, FeO, Al2O3, MgO.

  • Câu C. Cu, Fe, Al2O3, MgO.

  • Câu D. Cu, Fe, Al, MgO.

Xem đáp án và giải thích
a) Cho các dung dịch sau đây phản ứng vời nhau từng đôi một, hãy ghi dấu (x) nếu có phản ứng xảy ra, dấu (0) nếu không có phản ứng: NaOH HCl H2SO4 CuSO4 HCl Ba(OH)2 b) Viết các phương trình hóa học (nếu có).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Cho các dung dịch sau đây phản ứng vời nhau từng đôi một, hãy ghi dấu (x) nếu có phản ứng xảy ra, dấu (0) nếu không có phản ứng:

  NaOH HCl H2SO4
CuSO4      
HCl      
Ba(OH)2      

b) Viết các phương trình hóa học (nếu có).


Đáp án:

a)

NaOH HCl H2SO4
CuSO4 x o o
HCl x o o
Ba(OH)2 o x x

b) Phương trình phản ứng:

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + Na2 SO4

HCl + NaOH → NaCl + H2O

Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2 O

Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2H2O.

Xem đáp án và giải thích
Dẫn hỗn hợp khí X gồm axetilen và anđehit axetic vào dung dịch AgNO3 trong ammoniac thấy tạo ra kết tủa gồm hai chất. Lấy kết tủa cho vào dung dịch axit HCl dư thấy có khí bay lên và còn một phần không tan Y. Hòa tan Y trong dung dịch HNO3 đặc thấy có khí màu nâu bay lên. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra để giải thích quá trình thí nghiệm trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dẫn hỗn hợp khí X gồm axetilen và anđehit axetic vào dung dịch AgNO3 trong ammoniac thấy tạo ra kết tủa gồm hai chất. Lấy kết tủa cho vào dung dịch axit HCl dư thấy có khí bay lên và còn một phần không tan Y. Hòa tan Y trong dung dịch HNO3 đặc thấy có khí màu nâu bay lên. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra để giải thích quá trình thí nghiệm trên.


Đáp án:

CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → AgC≡CAg↓ + 2NH4NO3

CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3

Lọc kết tủa: AgC≡CAg và Ag cho vào HCl chỉ có AgC≡CAg phản ứng:

AgC≡CAg + 2HCl → HC≡CH↑ + 2AgCl↓

Phần không tan Y là Ag và AgCl, hòa tan trong HNO3 đặc chỉ có Ag phản ứng:

Ag + 2HNO3 → AgNO3 + NO2nâu↑ + H2O

Xem đáp án và giải thích
Thủy phân hoàn toàn 0,1 moi một peptit X (mạch hở, được tạo bởi các a-amino axit có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH) bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được chất rắn có khối lượng lớn hơn khối lượng của X là 41,8. Số liên kết peptít trong 1 phân tứ X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân hoàn toàn 0,1 moi một peptit X (mạch hở, được tạo bởi các a-amino axit có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH) bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được chất rắn có khối lượng lớn hơn khối lượng của X là 41,8. Có bao nhiêu số liên kết peptít trong 1 phân tử X?


Đáp án:

Gọi số liên kết peptit trong X là n. Ta có phản ứng:

X        + (n+1)HCl     + H2O     --> muối

0,1        0,1(n+1)            0,1

Ta có: khối lượng muối tăng lên = mHCl + mH2O

Vậy: 36,5.0,1(n+1) + 18.0,1n = 41,8

Suy ra n = 7

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…