Có 4 lọ, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu: NaCl, HCl, Na2SO4, Ba(NO3)2. Hãy nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học xảy ra, nếu có.
Cho dung dịch BaCl2 vào 4 mẫu thử chứa 4 dung dịch trên, dung dịch trong mẫu thửu nào cho kết tủa trắng là Na2SO4
BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl
Cho dung dịch AgNO3 vào 3 mẫu thử còn lại, dung dịch trong mẫu không cho kết tủa là Ba(NO3)2, còn 2 mẫu thử còn lại cho kết tủa là HCl và NaCl.
HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3
NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3
Để phân biệt dung dịch HCl và NaCl, cho quỳ tím vào 2 dung dịch, dung dịch chuyển màu quỳ tím sang đỏ là HCl, dung dịch không làm chuyển màu quỳ tím là NaCl.
Có 3 chất hữu cơ: H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3[CH2]3NH2
Để nhận ra dung dịch của các chất trên chỉ cần dùng thuốc thử nào sau đây?
Câu A. NaOH.
Câu B. HCl.
Câu C. CH3OH/HCl.
Câu D. Quỳ tím.
Trong một bình kín dung tích 10 lít chứa 21 g nitơ. Tính áp suất của khí trong bình, biết nhiệt độ của khí bằng 25°C
Cần áp dụng phương trình trạng thái khí pV = nRT, trong đó p là áp suất của khí trong bình kín (atm) ; V là thể tích của khí (lít), n là số mol khí trong thể tích V ; T là nhiệt độ tuyệt đối (K) với T = t(°C) + 273 ; R là hằng số lý tưởng, với trị số
R = (P.V) : T = (1.22,4) : 273 = 0,082
Số mol khí N2 : = 0,75 (mol).
Áp suất của khí N2 : p = ( = ( = 1,83 (atm).
Cho 1,15 gam X gồm Cu, Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HNO3, thu được 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2 (không có sản phẩm khử nào khác). Khối lượng muối thu được là gì?
Muối thu được Cu(NO3)2; Mg(NO3)2; Al(NO3)3
nNO3- (trong muối) = 2nCu + 2nMg + 3nAl = ne cho
ne nhận = ne cho = 3nNO + nNO2 = 0,07 mol
mmuối = mKL + NO3- = 1,15 + 0,07. 62 = 5,49g
X là tetrapeptit có công thức Gly–Ala–Val–Gly; Y là tripeptit có công thức Gly–Val–Ala. Đun m gam hỗn hợp A gồm X, Y có tỉ lệ mol tương ứng là 4: 3 với dung dịch KOH vừa đủ sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được 257,36 gam chất rắn khan. Tìm m?
Đặt nX = 4x ⇒ nY = 3x ⇒ nKOH = 4.4x + 3.3x = 25x mol
nH2O = ∑npeptit = 7x.
Bảo toàn khối lượng:
302.4x + 245.3x + 56.25x = 257,36 + 18.7x
→ x = 0,08 mol.
m = 302.4x + 245.3x = 155,44(g)
Cho các hợp kim sau: Al – Zn (1); Fe – Zn (2); Zn – Cu (3); Mg – Zn (4). Khi tiếp xúc với dung dịch axit H2SO4 loãng thì các hợp kim mà trong đó Zn bị ăn mòn điện hóa học là
Câu A. (2), (3) và (4).
Câu B. (3) và (4).
Câu C. (1), (2) và (3).
Câu D. (2) và (3).
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.