Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là:
Câu A. electron và proton
Câu B. proton và nơtron Đáp án đúng
Câu C. nơtron và electron
Câu D. electron, proton và nơtron.
Chọn B. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi các hạt proton và nơtron.
Từ m gam tinh bột điều chế được 575ml rượu etylic 10o (khối lượng riêng của rượu nguyên chất là 0,8 gam/ml) với hiệu suất cả quá trình là 75%, tìm giá trị của m
[C6H10O5]n → 2nC2H5OH
Có 575 ml rượu 10o nên VC2H5OH = Vrượu × 10% = 575 × 10% = 57,5 ml.
dC2H5OH = 0,8 g/ml nên:
mC2H5OH × dC2H5OH = 57,5 × 0,8 = 46 gam.
- 1[C6H10O5]n → 2nC2H5OH
Theo phương trình m[C6H10O5]n lý thuyết = 162n/(2n.46).46 = 81 gam.
Mà H = 75% ⇒ m[C6H10O5]n thực tế = m[C6H10O5]n lý thuyết: H = 81: 75% = 108 gam.
Cho 14,8 gam Ca(OH)2 vào 150 gam dung dịch (NH4)2SO4 26,4% rồi đun nóng thu được V lít (đktc) khí X (giả sử toàn bộ khí sinh ra thoát ra khí dung dịch ). Để đốt cháy hết V lít khí X trên cần vừa đủ lượng O2 sinh ra khi nung m gam KClO3 (có xúc tác). Tìm m?
nCa(OH)2 = 0,2 ⇒ nOH- = 0,4 mol
n(NH4)2SO4 = 0,3 mol ⇒ nNH4+ = 0,6 mol
nOH- < nNH4+ ⇒ nNH3 = 0,4 mol
4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O
nO2 = 3/4. nNH3 = 0,3 mol
KClO3 -toC→ KCl + 3/2 O2
nKClO3 = 2/3 nO2 = 0,2 mol ⇒ m = 24,5 gam
Cho dung dịch A chứa NaHCO3 xM và Na2CO3 yM. Lấy 10 ml dung dịch A tác dụng vừa đủ với 10 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, 5 ml dung dịch A tác dụng vừa hết với 10 ml dung dịch HCl 1M, giá trị của x và y là gì?
Khi cho NaOH = 0,01 mol
HCO3- + OH- → CO32- + H2O
nHCO3- = nOH- = 0,01x = 0,01 ⇒ x = 1
Khi cho HCl = 0,01mol
H+ + HCO3- → CO2 + H2O
2H+ + CO32- → CO2 + H2O
nH+ = nHCO3- + 2nCO32-
⇒ 0,01 = 0,005x + 2.0,005y
⇒ y = 0,5
Dẫn từ từ 1,568 lít khí CO2(đktc) vào một dung dịch có hòa tan 6,4g NaOH.
a) Chất nào đã lấy dư và dư là bao nhiêu (lít hoặc gam)?
b) Hãy xác định muối thu được sau phản ứng.
a) Trước tiên ta phải xem muối nào được tạo thành (NaHCO3 hay Na2CO3).
nCO2 = 0,07 mol
nNaOH = 0,16 mol
nNaOH > 2nCO2 nên muối sau phản ứng là Na2CO3; CO2 phản ứng hết, NaOH dư.
Phương trình hóa học của phản ứng :
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
Theo pt nNaOH pư = 2.nCO2 = 2. 0,07 = 0,14 mol ⇒ nNaOH dư = 0,16 - 0,14 = 0,02 mol
Khối lượng chất dư sau phản ứng:
mNaOH = 0,02 . 40 = 0,8g.
b)Theo pt nNa2CO3 = nCO2 = 0,07 mol
⇒ m Na2CO3 = 0,07 x 106 = 7,42g.
(Lưu ý cách xác định sản phẩm muối tạo thành sau phản ứng:
Đặt tỉ lệ: T = nNaOH/nCO2
Nếu T ≥ 2 ⇒ Chỉ tạo muối Na2CO3; Khi T = 2 phản ứng vừa đủ, T > 2 NaOH dư
Nếu T ≤ 1 ⇒ Chỉ tạo muối NaHCO3; Khi T = 2 phản ứng vừa đủ, T < 1 CO2 dư
Nếu 1 < T < 2 ⇒ Tạo cả 2 muối
Có 4 lọ không dán nhãn đựng riêng biệt từng dung dịch loãng của các chất sau : H3PO4, BaCl2, Na2CO3, (NH4)2SO4. Chỉ được sử dụng dung dịch HCl, hãy nêu cách nhận biết chất đựng trong mỗi lọ. Viết phương trình hoá học của các phản ứng.
- Lấy một phần mỗi dung dịch vào từng ống nghiệm, rồi nhỏ dung dịch HCl vào. Ở ống nghiệm có khí thoát ra là ống đựng dung dịch Na2CO3.
Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + CO2 + H2O
- Phân biệt dung dịch H3PO4, BaCl2 và (NH4)2SO4 bằng cách cho Na2CO3 tác dụng với từng dung dịch : dung dịch nào khi phản ứng cho khí thoát ra là H3PO4, dung dịch nào khi phản ứng có kết tủa trắng xuất hiện là BaCl2, dung dịch nào khi phản ứng không có hiện tượng gì là (NH4)2SO4 :
2H3PO4 + 3Na2CO3 2Na3PO4 + 3CO2 + 3H2O
BaCl2 +NaCO3 BaCO3 + 2NaCl
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.