Hoàn thành 2 bảng sau: STT Nguyên tố Công thức của oxit bazơ Tên gọi Công thức của bazơ tương ứng Tên gọi 1 Na 2 Ca 3 Mg 4 Fe (Hoá trị II) 5 Fe (Hoá trị III) STT Nguyên tố Công thức của oxit bazơ Tên gọi Công thức của bazơ tương ứng Tên gọi 1 S (Hoá trị VI) 2 P (Hoá trị V) 3 C (Hoá trị IV) 4 S (Hoá trị IV)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoàn thành 2 bảng sau:

STT Nguyên tố Công thức của oxit bazơ Tên gọi Công thức của bazơ tương ứng Tên gọi
1 Na        
2 Ca        
3 Mg        
4 Fe (Hoá trị II)        
5 Fe (Hoá trị III)        

 

STT Nguyên tố Công thức của oxit bazơ Tên gọi Công thức của bazơ tương ứng Tên gọi
1 S (Hoá trị VI)        
2 P (Hoá trị V)        
3 C (Hoá trị IV)        
4 S (Hoá trị IV)        

Đáp án:

STT Nguyên tố Công thức của oxit bazơ Tên gọi Công thức của bazơ tương ứng Tên gọi
1 Na Na2O Natri oxit NaOH Natri hidroxit
2 Ca CaO Canxi oxit Ca(OH)2 Canxi hidroxit
3 Mg MgO Magie oxit Mg(OH)2 Magie hidroxit
4 Fe (Hoá trị II) FeO Sắt(II) oxit Fe(OH)2 Sắt(II) hidroxit
5 Fe (Hoá trị III) Fe2O3 Sắt(III) oxit Fe(OH)3 Sắt(III) hidroxit

 

STT Nguyên tố Công thức của oxit bazơ Tên gọi Công thức của bazơ tương ứng Tên gọi
1 S (Hoá trị VI) SO3 Lưu huỳnh trioxit H2SO4 Axit Sunfuric
2 P (Hoá trị V) P2O5 Đi photpho pentaoxit H3PO4 Axit photphoric
3 C (Hoá trị IV) CO2 Cacbon đioxit H2CO3 Axit cacbonic
4 S (Hoá trị IV) SO2 Lưu huỳnh đioxit H2SO3 Axit Sunfurơ

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy cho biết số nguyên tử hoặc phân tử có trong lượng chất sau: - 0,1 mol nguyên tử H - 0,15 mol phân tử CO2; - 10 mol phân tử H2O; - 0,01 mol phân tử H2; - 0,24 mol phân tử Fe; - 1,44 mol nguyên tử C;
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết số nguyên tử hoặc phân tử có trong lượng chất sau:

   - 0,1 mol nguyên tử H    - 0,15 mol phân tử CO2;

   - 10 mol phân tử H2O;    - 0,01 mol phân tử H2;

   - 0,24 mol phân tử Fe;    - 1,44 mol nguyên tử C;


Đáp án:

 0,1 mol nguyên tử H = 0,1.6.1023 = 0,6.1023 hoặc 0,1N nguyên tử H.

- 0,15 mol phân tử CO2 = 0,15. 6.1023=0,9. 1023 hoặc 0,15N phân tử CO2.

- 10 mol phân tử H2O = 10. 6.1023 = 60. 1023 hoặc 10N phân tử H2O.

- 0,01 mol phân tử H2 = 0,01. 6.1023 = 0,06. 1023 hoặc 0,01N phân tử H2.

- 0,24 mol nguyên tử Fe = 0,24. 6.1023 = 1,44.1023 hoặc 0,24N nguyên tử Fe.

- 1,44 mol nguyên tử C = 1,44. 6.1023 = 8,64.1023 hoặc 1,44N nguyên tử C

Xem đáp án và giải thích
Obitan py có dạng hình số tám nổi
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Obitan py có dạng hình số tám nổi 


Đáp án:
  • Câu A. được định hướng theo trục z

  • Câu B. được định hướng theo trục y.

  • Câu C. được định hướng theo trục x.

  • Câu D. không định hướng theo trục nào.

Xem đáp án và giải thích
Cho 14,16 gam hỗn hợp X gồm: Fe, FeO, Fe2O3. Chia X thành 3 phần bằng nhau. Khử hoàn toàn phần (1) bằng khí H2 dư, thu được 3,92 gam Fe. Phần (2) tác dụng với dung dịch CuSO4 dư, thu được 4,96 gam chất rắn. Hòa tan hoàn toàn phần (3) bằng dung dịch HCl vừa đủ được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 14,16 gam hỗn hợp X gồm: Fe, FeO, Fe2O3. Chia X thành 3 phần bằng nhau. Khử hoàn toàn phần (1) bằng khí H2 dư, thu được 3,92 gam Fe. Phần (2) tác dụng với dung dịch CuSO4 dư, thu được 4,96 gam chất rắn. Hòa tan hoàn toàn phần (3) bằng dung dịch HCl vừa đủ được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là


Đáp án:

Giải

Gọi số mol: nFe = a mol ; nFeO = b mol ; nFe2o3 = c mol

Phần 1 : Fe trong hỗn hợp x là a mol

FeO + H2 → Fe + H2O

Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O

nFe = a + b + 2c = 3,92/56 = 0,07 (mol) (1)

Phần 2 : Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

FeO,Fe2O3 → FeO,Fe2O3 (mol)

mchất rắn = 64a + 72b + 160c = 4,96 gam (2)

Khối lượng mỗi phần m = 14,16/3 = 4,72 = 56a + 72b + 160c (3)

Từ (1), (2) và (3) => a = 0,03 ; b = 0,02 ; c = 0,01

Phần 3 : Fe + HCl → FeCl2 + H2 ↑

FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

Fe2O3 + 6HCl → 2 FeCl3 + 3H2O

ncl- = 0,03.2 + 0,02.2 + 0,02.3 = 0,16 (mol)

nfe2+ = 0,03 + 0,02 = 0,05 (mol)

Cl+ Ag+ → AgCl ↓

Fe2+ + Ag+ → Ag + Fe3+

→ m = 0,16.143,5 + 0,05.108 = 28,36 (gam)

Xem đáp án và giải thích
NaOH có thể được điều chế bằng: a) Một phản ứng hóa hợp. b) Một phản ứng thế. c) Một phản ứng trao đổi. - Hãy dẫn ra phản ứng hóa học cho mỗi trường hợp trên. - Hãy cho biết các phản ứng đó có phải là phản ứng oxi hóa-khử hay không? Giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

NaOH có thể được điều chế bằng:

a) Một phản ứng hóa hợp.

b) Một phản ứng thế.

c) Một phản ứng trao đổi.

- Hãy dẫn ra phản ứng hóa học cho mỗi trường hợp trên.

- Hãy cho biết các phản ứng đó có phải là phản ứng oxi hóa-khử hay không? Giải thích.


Đáp án:

Phản ứng điều chế NaOH

a) Một phản ứng hóa hợp: Na2O + H2O -> 2NaOH.

b) Một phản ứng thế: 2Na + 2H2O -> 2NaOH + H2

c) Một phản ứng trao đổi: Na2CO3 + Ba(OH)2 -> 2NaOH + BaCO3

ở phản ứng b) là phản ứng oxi hóa-khử vì có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố trước và sau phản ứng; phản ứng a) và c) không là phản ứng oxi hóa khử vì không có sự thay đổi số oxi hóa.

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng hóa học là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phản ứng hóa học là gì?

 

Đáp án:

 Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…