Cho m gam hỗn hợp X gồm các triglixerit tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ, thu được glixerol và a gam hỗn hợp muối của axit oleic và axit stearic. Hiđro hóa m gam X cần dùng 0,02 mol H2 (xúc tác Ni, t°), thu được triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O là 0,08 mol. Giá trị của a là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam hỗn hợp X gồm các triglixerit tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ, thu được glixerol và a gam hỗn hợp muối của axit oleic và axit stearic. Hiđro hóa m gam X cần dùng 0,02 mol H2 (xúc tác Ni, t°), thu được triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O là 0,08 mol. Giá trị của a là


Đáp án:

Y no và có K = 3 nên nX = nY = 0,08/2 = 0,04 mol

=> n tổng muối = 3nx = 0,12 mol

nC17H33COOK = nH2 = 0,2 mol

=> nC17H35COOK = 0,12 - 0,02 = 0,1 mol

=> a = 38,6g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Liên kết peptit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phát biểu nào sau đây là sai ?

Đáp án:
  • Câu A. Liên kết –CO–NH– giữa hai đơn vị α -amino axit gọi là liên kết peptit.

  • Câu B. Các peptit đều cho phản ứng màu biure.

  • Câu C. Các peptit đều bị thủy phân trong môi trường axit hoặc môi trường kiềm.

  • Câu D. Các peptit thường ở thể rắn, có nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước.

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O5) và chất Y (C9H16N4O5), trong đó X tác dụng với HCl hay NaOH đều thu được khí, Y là tetrapeptit. Cho 29,6 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 2,55 gam khí. Mặt khác 29,6 gam E phản ứng với dung dịch HCl dư thu được m gam chất hữu cơ. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:
Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O5) và chất Y (C9H16N4O5), trong đó X tác dụng với HCl hay NaOH đều thu được khí, Y là tetrapeptit. Cho 29,6 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 2,55 gam khí. Mặt khác 29,6 gam E phản ứng với dung dịch HCl dư thu được m gam chất hữu cơ. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

Đáp án:

Y là (Gly)3Ala

X tác dụng với NaOH hay HCl đều thu được khí nên X chứa muối của axit cacbonic và muối amoni

X :NH3HCO3 - CH2 - COONH4

nX = nNH3 = 0,15 => nY = 0,025 mol

A + HCl thu được các sản phẩm hữu cơ gồm GlyHCl (0,15 + 0,025.3 = 0,225); AlaHCl (0,025)

=> mchất hữu cơ = 28,225 gam

Xem đáp án và giải thích
Để sản xuất một lượng phân bón amophot đã dùng hết 6,000.103 mol H3PO4. a) Tính thể tích khí ammoniac (đktc) cần dùng, biết rằng loại amophot này có tỉ lệ về số mol nNH4H2PO4 : n(NH4)2HPO4 = 1 : 1. b) Tính khối lượng amophot thu được.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để sản xuất một lượng phân bón amophot đã dùng hết 6,000.103 mol H3PO4.

a) Tính thể tích khí ammoniac (đktc) cần dùng, biết rằng loại amophot này có tỉ lệ về số mol nNH4H2PO4 : n(NH4)2HPO4 = 1 : 1.

b) Tính khối lượng amophot thu được.


Đáp án:

Phương trình phản ứng:

   H3PO4 + NH3 → NH4H2PO4

   H3PO4 + 2NH3 → (NH4)2HPO4

⇒ Phương trình phản ứng tổng hợp:

   2H3PO4 + 3NH3 → NH4H2PO4 + (NH4)2HPO4

a. Từ ptpư ta có:

∑số mol NH3 cần dùng = 1,5 số mol H3PO4 = 1,5.6.103 = 9000 (mol)

⇒ VNH3 (đktc) = 9000.22,4 = 201600 (lít)

b. Từ ptpư ta có:

   nNH4H2PO4 = n(NH4)2HPO4 = 0,5.nH3PO4 = 0,5.6.103 = 3000 (mol)

Khối lượng amophot thu được:

   mNH4H2PO4 + m(NH4)2HPO4 = 3000.(115+132) = 741000(g) =741(kg)

Xem đáp án và giải thích
Thí nghiệm nào sau đây chỉ thu được muối sắt (III) (giả thiết phản ứng xảy ra trong điều kiện không có không khí)? A. Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng. B. Cho Fe2O3 dung dịch H2SO4 loãng. C. Cho FeO vào dung dịch HCl. D. Cho Fe đến dư vào dung dịch HNO3 loãng.
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Thí nghiệm nào sau đây chỉ thu được muối sắt (III) (giả thiết phản ứng xảy ra trong điều kiện không có không khí)?


Đáp án:
  • Câu A. Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng.

  • Câu B. Cho Fe2O3 dung dịch H2SO4 loãng.

  • Câu C. Cho FeO vào dung dịch HCl.

  • Câu D. Cho Fe đến dư vào dung dịch HNO3 loãng.

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết tính quy luật của sự biến đổi của nhiệt độ nóng chảy nhiệt độ sôi, màu sắc, độ âm điện của nguyên tố halogen.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết tính quy luật của sự biến đổi của nhiệt độ nóng chảy nhiệt độ sôi, màu sắc, độ âm điện của nguyên tố halogen.


Đáp án:

Quy luật của sự biến đổi tính chất vật lí và độ âm điện của các halogen là:

- Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng dần từ flo đến iot.

- Màu sắc đậm dần từ flo đến iot.

- Độ âm điện giảm dần từ flo đến iot.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…