Hoà tan Na2CO3 vào V(ml) hỗn hợp dung dịch axit HCl 0,5M và H2SO4 1,5M thì thu được một dung dịch A và 7,84 lit khí B (đktc). Cô cạn dung dịch A thu được 48,45g muối khan. a/ Tính V(ml) hỗn hơp dung dịch axit đã dùng? b/ Tính khối lượng Na2CO3 bị hoà tan.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hoà tan Na2CO3 vào V(ml) hỗn hợp dung dịch axit HCl 0,5M và H2SO4 1,5M thì thu được một dung dịch A và 7,84 lit khí B (đktc). Cô cạn dung dịch A thu được 48,45g muối khan.

a/ Tính V(ml) hỗn hơp dung dịch axit đã dùng?

b/ Tính khối lượng Na2CO3 bị hoà tan.


Đáp án:

Giả sử phải dùng V(lit) dung dịch gồm HCl 0,5M và H2SO4 1,5M.

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2

0,25V        0,5V         0,5V                 0,25V   (mol)

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2

1,5V         1,5V            1,5V                     1,5V   (mol)

Theo bài ra ta có:

Số mol CO2 = 0,25V + 1,5V = 7,84 : 22,4 = 0,35 (mol)      (I)

Khối lượng muối thu được: 58,5.0,5V + 142.1,5V = 48,45 (g)      (II)

V = 0,2 (l) = 200ml.

Số mol Na2CO3 = số mol CO2 = 0,35 mol

Vậy khối lượng Na2CO3 đã bị hoà tan:

mNa2CO3 = 0,35 . 106 = 37,1g.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài toán khối lượng
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hỗn hợp X gồm Fe2O3, FeO và Cu (trong đó sắt chiếm 52,5% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng với 420 ml dung dịch HCl 2M dư, thu được dung dịch Y và còn lại 0,2 m gam chất rắn không tan. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y thu được khí NO và 141,6 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:

Đáp án:
  • Câu A. 20

  • Câu B. 32

  • Câu C. 36

  • Câu D. 24

Xem đáp án và giải thích
Có 4 lọ riêng biệt đựng các dung dịch: NaCl, CuSO4, HCl, NaOH. a. Trình bày cách nhận biết từng chất trong mỗi lọ trên, với điều kiện không dùng thêm thuốc thử nào khác. b. Hãy tự chọn một thuốc thử để sự nhận biết các chất trở nên đơn giản hơn Trình bày cách nhận biết và viết các phương trình phản ứng hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 4 lọ riêng biệt đựng các dung dịch: NaCl, CuSO4, HCl, NaOH.

a. Trình bày cách nhận biết từng chất trong mỗi lọ trên, với điều kiện không dùng thêm thuốc thử nào khác.

b. Hãy tự chọn một thuốc thử để sự nhận biết các chất trở nên đơn giản hơn Trình bày cách nhận biết và viết các phương trình phản ứng hóa học.


Đáp án:

a) Nhận ra dung dịch CuSO4 do có màu xanh.

- Nhỏ dd CuSO4 vào 3 mẫu thử còn lại

- Nhận ra NaOH vì tạo kết tủa Cu(OH)2 với CuSO4

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + Na2SO4

- Lấy kết tủa cho vào 2 dung dịch còn lại nhận ra HCl do HCl hòa tan kết tủa

2HCl + Cu(OH)2 → CuCl2 + 2H2O

- Còn lại là NaCl

b) Thuốc thử lựa chọn: quỳ tím.

HCl làm quỳ tím hóa đỏ.

NaOH làm quỳ tím hóa xanh.

Lấy NaOH cho vào 2 dung dịch còn lại nhận ra CuSO4 do tạo kết tủa Cu(OH)2.

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4

Chất còn lại là NaCl

Xem đáp án và giải thích
Có các kim loại : Al, Na, Cu, Ag. a) Sắp xếp các kim loại trên theo thứ tự mức độ hoạt động hoá học tăng dần. b) Chọn những phản ứng hoá học thích hợp để chứng minh cho sự sắp xếp các kim loại. Viết các phương trình hoá học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có các kim loại : Al, Na, Cu, Ag.

a) Sắp xếp các kim loại trên theo thứ tự mức độ hoạt động hoá học tăng dần.

b) Chọn những phản ứng hoá học thích hợp để chứng minh cho sự sắp xếp các kim loại. Viết các phương trình hoá học.


Đáp án:

a) Sắp xếp theo thứ tự hoạt động hoá học tăng dần : Ag, Cu, Al, Na.

b) Phương trình hoá học chứng minh.

- Na tác dụng mãnh liệt với H20 còn Al tác dụng chậm :

2Na + 2H20 → 2NaOH + H2

- Kim loại Al và Na tác dụng với dung dịch HCl, còn Ag, Cu không tác dụng :

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

2Na + 2HCl → 2NaCl + H2

- Khi cho các kim loại Cu, Ag tác dụng với oxi chỉ có Cu tác dụng, còn Ag không tác dụng :

2Cu + O2 → 2CuO

Xem đáp án và giải thích
Chỉ có nước và khí CO2 hãy phân biệt 5 chất bột trắng sau đây: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chỉ có nước và khí CO2 hãy phân biệt 5 chất bột trắng sau đây: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4.


Đáp án:

B1: Cho H2O vào thì sẽ thấy BaCO3 và BaSO4 không tan còn 3 muối Na đều tan.

B2: Sục CO2 vào 2 lọ đựng BaCO3 và BaSO4 , nếu lọ nào thấy kết tủa tan thì đó là lọ đựng BaCO3 còn lọ đựng BaSO4 không có hiện tượng gì cả

BaCO3 + CO2 + H2O → Ba(HCO3)2

B3:Cho Ba(HCO3)2 vừa tạo ra vào 3 lọ muối Na

Lọ nào k phản ứng là lọ đựng NaCl

Lọ nào tạo ra kết tủa là Na2CO3 và Na2SO4

Na2CO3 + Ba(HCO3)2 → NaHCO3 + BaCO3

Na2SO4 + Ba(HCO3)2 → NaHCO3 + BaSO4

B4: Cho sục khí CO2 vào 2 lọ chưa nhận biết đượcchất ở B3

Lọ nào thấy kết tủa tan là lọ đựng BaCO3 hay ban đầu đựng Na2CO3

Lọ đựng sản phẩm BaSO4 sẽ k có ht gì cả

BaCO3 + CO2 + H2O→ Ba(HCO3)2

Xem đáp án và giải thích
Bari oxit do hai nguyên tố là bari và oxi tạo nên. Khi bỏ bari oxit vào nước, nó hóa hợp với nước tạo thành một chất mới gọi là bari hiđroxit. Bari hiđroxit gồm những nguyên tố nào trong phân tử của nó?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bari oxit do hai nguyên tố là bari và oxi tạo nên. Khi bỏ bari oxit vào nước, nó hóa hợp với nước tạo thành một chất mới gọi là bari hiđroxit. Bari hiđroxit gồm những nguyên tố nào trong phân tử của nó?


Đáp án:

Bari oxit gồm hai nguyên tố là Ba và O.

Nước gồm hai nguyên tố là H và O.

Vậy bari hiđroxit gồm các nguyên tố Ba, O và H.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…