Hòa tan hoàn toàn 4,4 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCO3 và Mg và 20 gam dung dịch HNO3 56,7% thu được dung dịch Y (không chứa muối amoni) và hỗn hợp Z gồm 3 khí. Dẫn toàn bộ Z đi qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 3 gam kết tủa và có một khí duy nhất thoát ra với thể tích bằng 5/13 thể tích của Z đo ở cùng điều kiện. Cho 160 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch Y. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được kết tủa E và dung dịch F. Nung E ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 3,8 gam chất rắn. Cô cạn F thu được chất rắn Q. Nung Q đến khối lượng không đổi thu được 13,165g chất rắn. Phần trăm khối lượng của FeCO3 trong X và nồng độ phần trăm của Mg(NO3)2 trong Y lần lượt là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 4,4 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCO3 và Mg và 20 gam dung dịch HNO3 56,7% thu được dung dịch Y (không chứa muối amoni) và hỗn hợp Z gồm 3 khí. Dẫn toàn bộ Z đi qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 3 gam kết tủa và có một khí duy nhất thoát ra với thể tích bằng 5/13 thể tích của Z đo ở cùng điều kiện. Cho 160 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch Y. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được kết tủa E và dung dịch F. Nung E ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 3,8 gam chất rắn. Cô cạn F thu được chất rắn Q. Nung Q đến khối lượng không đổi thu được 13,165g chất rắn. Phần trăm khối lượng của FeCO3 trong X và nồng độ phần trăm của Mg(NO3)2 trong Y lần lượt là


Đáp án:

Giải

Ta có Ca(OH)2 dư → nCO2 = nCaCO3 = 0,03 mol

X gồm Mg (a), Fe (b) và FeCO3 (0,03)

 mX = 24a + 56b +  0,03.116 = 4,4

3,8 gam rắn gồm MgO, Fe2O3 nên ta có:

mrắn = 40a + 160(b + 0,03)/2 = 3,8 

→ a = 0,015; b = 0,01

→ Mg (8,18%); Fe (12,73%) và FeCO3 (79,09%)

nKOH = 0,16. Nếu KOH hết thì nKNO2 = 0,16 mol

→ mKNO2 = 13,6g > 13,165g: Vô lý, suy ra KOH còn dư. 

→ Chất rắn gồm KNO2 (x) và KOH dư (y) 

→ 85x + 56y = 13,165 và x + y = 0,16 =>  x = 0,145; y = 0,015

Ta có: 2x + 3(y + 0,03) = 0,15 > x = 0,145 mol nên Y chứa Fe2+ => HNO3 hết

Y chứa Mg2+ (0,015 mol), Fe2+, Fe3+ (tổng 0,04 mol) và NO3- (0,145 mol)

nHNO3 = (20.56,7%)/63 = 0,18 mol

→  nH2O= 0,09 mol

Bảo toàn khối lượng → mZ = 2,53g

→ mddY = mX + mddHNO3 - mZ = 21,87g 

→  C%Mg(NO3)2 = 10,15%

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau:
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau:


Đáp án:
  • Câu A. C + O2→CO2

  • Câu B. 3C + 4Al → Al4C3

  • Câu C. C + 2CuO → 2Cu + CO2

  • Câu D. C + H2O → CO + H2

Xem đáp án và giải thích
Cho 2,3 gam Na vào 200 ml dung dịch (NH4)2SO4 1M,Đun nóng thu được V lít khí (đktc).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 2,3 gam Na vào 200 ml dung dịch (NH4)2SO4 1M,Đun nóng thu được V lít khí (đktc). Tìm V?


Đáp án:

nNH4+ = 0,4 mol; nOH- = nNa = 0,1 mol = 2 nH2 ⇒ nH2 = 0,05

Ta có nOH- < nNH4+ ⇒ nNH3 = nOH- = 0,1 mol

⇒ V = (0,05 + 0,1). 22,4 = 3,36 lít

Xem đáp án và giải thích
Hợp chất sắt
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Oxi hóa chậm m gam Fe ngoài không khí sau một thời gian thu được 12 gam hỗn hợp X ( Fe , FeO , Fe2O3,Fe3O4 ). Để hòa tan hết X , cần vừa đủ 300 ml dung dịch HCl 1M , đồng thời giải phóng 0,672 lít khí ( đktc ). Tính m ?

Đáp án:
  • Câu A. 10,08g

  • Câu B. 56,0g

  • Câu C. 25,60g

  • Câu D. 15,60g

Xem đáp án và giải thích
Este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Đốt cháy hoàn toàn 1 lượng hỗn hợp 2 este. Dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình (1) đựng P2O5 dư và bình (2) đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng bình (1) tăng 6,21 gam, còn bình (2) thi được 34,5 gam kết tủa. Các este trên thuộc loại este nào sau đây ?

Đáp án:
  • Câu A. Este no, đơn chức, mạch hở

  • Câu B. Este không no

  • Câu C. Este thơm

  • Câu D. Este đa chức

Xem đáp án và giải thích
Hãy giải thích: a. Khi điện phân KCl nóng chảy và khi điện phân dung dịch KCl thì sản phẩm thu được là khác nhau. b. Khi điện phân dung dịch KNO3, dung dịch H2SO4 thì sản phẩm thu được là giống nhau.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giải thích:

a. Khi điện phân KCl nóng chảy và khi điện phân dung dịch KCl thì sản phẩm thu được là khác nhau.

b. Khi điện phân dung dịch KNO3, dung dịch H2SO4 thì sản phẩm thu được là giống nhau.


Đáp án:

a, *Điện phân KCl nóng chảy

Catot(-) ← KCl nóng chảy → Anot(+)

K+ Cl-

K+ + e → K

2Cl- → Cl2 + 2e

Phương trình điện phân

2KCl đpnc → 2K + Cl2

* Điện phân dung dịch KCl

Catot(-) ← KCl dung dịch → Anot(+)

K+, H2O Cl-, H2O

2H2O +2e → H2 + 2OH-(dd)

2Cl- → Cl2 + 2e

Phương trình điện phân

2KCl + 2H2đpdd→ 2KOH + H2 + Cl2

Sự khác nhau về sản phẩm điện phân KCl nóng chảy và dung dịch KCl trong nước là quá trình khử ion K+ và khử H2O tương ứng.

b. * Điện phân dung dịch KNO3

Catot(-) ← KNO3 dung dịch → Anot(+)

K+, H2O NO-3, H2O

2H2O +2e → H2 + 2OH-(dd)

2H2O → O2 + 4H+ + 4e

Phương trình điện phân

*Điện phân dung dịch H2SO4

Catot(-) ← KCl dung dịch → Anot(+)

H+, H2O SO42-, H2O

2H+ + 2e → H2

2H2O → O2 + 4H+ + 4e

Phương trình điện phân

2H2đpdd→ 2H2 + O2

Sự giống nhau về sản phẩm điện phân KNO3 và dung dịch H2SO4 trong nước là vì thực chất đều là phản ứng điện phân nước

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…