Hòa tan hết m gam hỗn hợp M gồm 2 oxit sắt trong lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch X. Sục khí Cl2 tới dư vào X thu được dung dịch Y chứa 73,125 gam muối. Nếu cho m gam M trên tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng, dư thì thu được 0,05 mol NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hết m gam hỗn hợp M gồm 2 oxit sắt trong lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch X. Sục khí Cl2 tới dư vào X thu được dung dịch Y chứa 73,125 gam muối. Nếu cho m gam trên tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng, dư thì thu được 0,05 mol NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là


Đáp án:

Giải

Dùng phương pháp quy đổi M thành Fe và O

Ta có nFe = nFeCl3 = 73,125 : 162,5 = 0,45 mol

Bảo toàn e ta có 3nFe = 2nO + 3nNO

<=> 3.0,45 = 2nO + 3.0,05 => nO = 0,6 mol

m = m Fe + mO = 0,45.56 + 0,6.16 = 34,8 gam

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Anilin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Dung dịch anilin (C6H5NH2) không phản ứng được với chất nào sau đây

Đáp án:
  • Câu A. NaOH

  • Câu B. Br2

  • Câu C. HCl

  • Câu D. HCOOH

Xem đáp án và giải thích
Thí nghiệm
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Người ta mô tả hiện tượng thu được ở một số thí nghiệm như sau: 1. Cho Br2 vào dung dich phenol xuất hiện kết tủa màu trắng. 2. Cho quỳ tím vào dung dịch phenol, quỳ chuyển màu đỏ. 3. Cho phenol vào dung dịch NaOH dư, ban đầu phân lớp, sau tạo dung dịch đồng nhất. 4. Thổi khí CO2 qua dung dịch natri phenolat xuất hiện vẩn đục màu trắng. Số thí nghiệm được mô tả đúng là:

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 2

  • Câu C. 1

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích
Vì sao khi nối một sợi dây điện bằng đồng với một sợi dây điện bằng nhôm thì chỗ nối mau trở nên kém tiếp xúc
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao khi nối một sợi dây điện bằng đồng với một sợi dây điện bằng nhôm thì chỗ nối mau trở nên kém tiếp xúc



Đáp án:

Khi đồng và nhôm tiếp xúc trực tiếp nhau 1 thời gian thì tại điểm tiếp xúc ấy xảy ra hiện tượng "ăn mòn điện hoá". Hiện tượng này làm phát sinh một chất có điện trở lớn, làm giảm dòng điện đi qua dây. 


Xem đáp án và giải thích
a. Tính thể tích nước brom 3% (D=1,3g/ml) cần để điều chế 4,4 gam tribromanilin. b. Tính khối lượng anilin có trong dung dịch A biết rằng khi cho tác dụng vào nước brom thì thu được 6,6 gam kết tủa trắng. Giả sử hiệu suất của cả hai trường hợp là 100%.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a. Tính thể tích nước brom 3% (D=1,3g/ml) cần để điều chế 4,4 gam tribromanilin.

b. Tính khối lượng anilin có trong dung dịch A biết rằng khi cho tác dụng vào nước brom thì thu được 6,6 gam kết tủa trắng. Giả sử hiệu suất của cả hai trường hợp là 100%.


Đáp án:

a. Số mol C6H2Br3NH3 là 4,4/330

Theo pt n(Br2) = 3. n(C6H2Br3NH3) = 3. 4,4/330

Khối lượng Br2 là m(Br2) = 3. 4,4/330 . 160 = 6,4 (g)

Khối lượng dung dịch Br2 (3%) là m(ddBr2) = 640/3 g

Thể tích dung dịch Br2 cần dùng V(ddBr2) = m/D = 640/[3.1,3] = 164,1 (ml)

b. C6H5NH2 + 3Br2 → C6H2Br3NH2 + 3HBr

số mol kết tủa là n(C6H2Br3NH2) = 6,6/330 = 0,02(mol)

theo pt n(C6H5NH2) = n(C6H2Br3NH2) = 0,02 (mol)

khối lượng aniline có trong dung dịch A là m(C6H5NH2) = 93. 0,02 = 1,86(g)

Xem đáp án và giải thích
Nội dung nào thể hiện trong các câu sau đây là đúng?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Nội dung nào thể hiện trong các câu sau đây là đúng?


Đáp án:
  • Câu A. Hằng số cân bằng KC của mọi phản ứng đều tăng khi tăng nhiệt độ.

  • Câu B. Hằng số cân bằng KC càng lớn, hiệu suất phản ứng càng nhỏ.

  • Câu C. Khi một phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng cũ chuyển sang trạng thái cân bằng mới ở nhiệt độ không đổi, hằng số cân bằng KC biến đổi.

  • Câu D. Khi thay đổi hệ số tỉ lượng các chất trong phương trình hóa học của một phản ứng, giá trị của hằng số cân bằng KC thay đổi.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…