Hòa tan hết a gam hỗn hợp X gồm sắt và 1 oxit sắt trong b gam dung dịch H2SO4 9,8% (lượng vừa đủ), sau phản ứng thu được dung dịch chứa 82,8 gam hỗn hợp 2 muối khan. Mặt khác, nếu hòa tan hết a gam X bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thì thu được duy nhất 90 gam muối Fe (III). Giá trị của b là:
Giải
Ta có nFe2(SO4)3 = 90 : 400 = 0,225 mol
82,8g gồm FeSO4: x mol và Fe2(SO4)3: y mol
=>152x + 400y = 82,8 (1)
BTNT Fe => x + 2y = 2.0,225 = 0,45 (2)
Từ 1, 2 => x = y = 0,15
BTNT S => nH2SO4 = 0,15 + 3.0,15 = 0,6
b= 0,6.98/9,8% = (0,6.98) : 0,098 = 600g
Đốt cháy hoàn toàn m gam Cu trong khí Cl2 dư, thu được 13,5 gam muối. Giá trị của m là bao nhiêu?
Cu + Cl2 →t o CuCl2
nCuCl2 = 0,1 mol
Bảo toàn nguyên tố → nCu = nCuCl2 = 0,1 mol
→ mCu = 0,1. 64 = 6,4 gam
Nung hỗn hợp X gồm FeCO3 và BaCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Y và V lít CO2 (đktc). Hòa tan Y vào H2O dư thu được dung dịch Z và 8 gam chất rắn không tan. Hấp thụ hết V lít khí CO2 vào Z thu được 9,85 gam kết tủa. Khối lượng của FeCO3 và BaCO3 trong hỗn hợp ban đầu?
4FeCO3 + O2 −to→ 2Fe2O3 + 4CO2
x………………→ 0,5x ……. x
BaCO3 −to→ BaO + CO2
y …………..→.. y……y
nCO2 = x+y
Chất rắn Y gồm: Fe2O3 và BaO
Y + H2O dư: Chất rắn không tan là Fe2O3
→ 160.0,5x = 8 → x = 0,1 mol → nCO2 = 0,1 + y
BaO + H2O → Ba(OH)2
y.…………..→……..y
Dung dịch Z là dung dịch Ba(OH)2
Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 + H2O
y……. →…… y…… y
→ Số mol CO2 dư để hòa tan kết tủa BaCO3 là: (0,1+y) – y =0,1 mol
CO2 + BaCO3 + H2O → Ba(HCO3)2
0,1…→…..0,1…………………..0,1
nBaCO3 = y-0,1 = 9,85/197 = 0,05 mol → y = 0,15 mol
mFeCO3 = 0,1.116 = 11,6g
mBaCO3 = 0,15.197 = 29,77g
Cho lượng khí amoniac đi từ từ qua ống sứ chứa 3,2 g CuO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn A và một hỗn hợp khí. Chất rắn A phản ứng vừa đủ với 20 ml dung dịch HCl 1M.
1. Viết phương trình hoá học của các phản ứng.
2. Tính thể tích khí nitơ (đktc) được tạo thành sau phản ứng
1. Phương trình hoá học của các phản ứng :
2NH3 + 3CuO --> N2 + 3Cu + 3H2O
Chất rắn A thu được sau phản ứng gồm Cu và CuO còn dư. Chỉ có CuO phản ứng với dung dịch HCl :
CuO + 2HCl CuCl2 + H2O (2)
2. Số mol HCl phản ứng với CuO : nHCl = 0,02.1 = 0,02 (mol).
Theo (2), số mol CuO dư : nCuO = số mol HCl = = 0,01 (mol).
Số mol CuO tham gia phản ứng (1) = số mol CuO ban đầu - số mol CuO dư = = 0,03 (mol).
Theo (1), số mol NH3 = số mol CuO = .0,03 = 0,02 (mol) và số mol N2 = số mol CuO = .0,03 = 0,01 (mol).
Thể tích khí nitơ tạo thành : 0,01.22,4 = 0,224 (lít) hay 224 ml.
Este đơn chức X có phần trăm khối lượng các nguyên tố C, H, O lân lượt là 48,65% ; 8,11% va 43,24%
a) Tìm công thức phân tử, viết các công thức cấu tạo có thể có và gọi tên X.
b) Đun nóng 3,7 g X với dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Từ dung dịch sau phản ứng, thu được 4,1 g muối rắn khan. Xác định công thức cấu tạo của X.
a. Từ phần trăm khối lượng các nguyên tố, ta xác định được công thức đơn giản nhất của X là C3H6O2
→ Công thức phân tử của X là C3H6O2.
Các công thức cấu tạo có thể có của X là :
HCOOC2H5 (etyl fomat) và CH3COOCH3 (metyl axetat).
b. Đặt công thức của X là RCOOR1 (R1 # H).
RCOOR1 + NaOH → RCOONa + R1OH
nX= 0,05 mol
Muối khan là RCOONa có số mol = số mol X = 0,05 mol
=> M RCOONa= = 82 (g/mol)
Từ đó suy ra muối là CH3COONa.
Công thức cấu tạo của X là CH3COOCH3
Cho 0,2 mol hỗn hợp gồm X (C3H10O2N2 ) và Y (C4H12O4N2 ) tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M thu được amin Z có tỉ khối so với H2 bằng 15,5 và dung dịch T. Cô cạn dung dịch T thu được hỗn hợp G gồm 2 muối có số nguyên tử C bằng nhau. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn hơn trong G có giá trị
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.