Một nguyên tử có 17 electron ở lớp vỏ và hạt nhân của nó có 18 nơtron. Tổng số hạt proton, nơtron, electron có trong nguyên tử là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một nguyên tử có 17 electron ở lớp vỏ và hạt nhân của nó có 18 nơtron. Tổng số hạt proton, nơtron, electron có trong nguyên tử là bao nhiêu?


Đáp án:

Ta có: số e = số p = 17

Suy ra tổng các hạt là: p + n + e = 17 + 18 + 17 = 52.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Một oxit của photpho có phân tử khối là 142đvC. Công thức hóa học của oxit là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Một oxit của photpho có phân tử khối là 142đvC. Công thức hóa học của oxit là gì?


Đáp án:

Gọi x là hóa trị của P

Công thức oxit của P là P2Ox

=> 62 + 16x = 142 => x = 5

Vậy công thức của oxit là P2O5.

Xem đáp án và giải thích
Xác định hợp chất thuộc loại tripeptit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hợp chất nào sau đây thuộc loại tripeptit ?


Đáp án:
  • Câu A. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH

  • Câu B. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH

  • Câu C. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH

  • Câu D. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH

Xem đáp án và giải thích
Polime
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các polime :(-CH2 – CH2-)n, (-CH2-CH = CH-CH2-)­n và (-NH-[CH2]5-CO-) . Công thức các monome tạo nên các polime trên (bằng cách trùng hợp hoặc trùng ngưng) lần lượt là

Đáp án:
  • Câu A. CH2 = CH2 ; CH3 – CH = CH – CH3 ; H2N – CH2 -CH2– COOH.

  • Câu B. CH2 = CHC1 ; CH3 – CH = CH – CH3 ; H2N – CH(NH2) – COOH.

  • Câu C. CH2 = CH2 ; CH2 = CH – CH = CH2 ; H2N – [CH2]5 – COOH.

  • Câu D. CH2 = CH2 ; CH3 – CH = C = CH2 ; H2N – [CH2]5 – COOH.

Xem đáp án và giải thích
Cho 22,4g sắt tác dụng với dung dịch loãng có chứa 24,5g axit sunfuric. a) Chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam? b) Tính thể tích khí hiđro thu được ở đktc.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 22,4g sắt tác dụng với dung dịch loãng có chứa 24,5g axit sunfuric.

a) Chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam?

b) Tính thể tích khí hiđro thu được ở đktc.


Đáp án:

nFe = 0,4 mol

nH2SO4 = 0,25 mol

Fe + H2SO4  --> FeSO4  + H2

1          1

0,4      0,25

So sánh tỉ lệ: 0,4/1 > 0,25/1 

 ⇒ Fe dư

Theo PT nFe (pư) = nH2SO4 = 0,25 mol ⇒ nFe dư = 0,4 – 0,25 = 0,15 mol

mFe dư = 0,15. 56 = 8,4g.

Do khối lượng Fe dư nên tính thể tích khí H2 theo số mol H2SO4.

nH2 = nH2SO4 = 0,25 mol

Vkhí = 0,25 . 22,4 = 5,6l.

Xem đáp án và giải thích
Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch đồng (II) sunfat. Câu trả lời nào sau đây là đúng nhất cho hiện tượng quan sát được? a) Không có hiện tượng nào xảy ra. b) Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, đinh sắt không có sự thay đổi. c) Một phần đinh sắt bị hòa tan, kim loại đồng bám ngoài đinh sắt và màu xanh của dung dịch ban đầu nhạt dần. d) Không có chất mới nào được sinh ra, chỉ có một phần đinh sắt bị hòa tan. Giải thích cho sự lựa chọn đó và viết phương trình phản ứng xảy ra.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch đồng (II) sunfat. Câu trả lời nào sau đây là đúng nhất cho hiện tượng quan sát được?

a) Không có hiện tượng nào xảy ra.

b) Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, đinh sắt không có sự thay đổi.

c) Một phần đinh sắt bị hòa tan, kim loại đồng bám ngoài đinh sắt và màu xanh của dung dịch ban đầu nhạt dần.

d) Không có chất mới nào được sinh ra, chỉ có một phần đinh sắt bị hòa tan.

Giải thích cho sự lựa chọn đó và viết phương trình phản ứng xảy ra.


Đáp án:

Câu c đúng.

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Khi cho đinh sắt vào dung dịch CuSO4, đinh sắt bị hòa tan, kim loại đồng sinh ra bám ngoài đinh sắt, dung dịch CuSO4 tham gia phản ứng (tạo thành FeSO4) nên màu xanh của dung dịch ban đầu sẽ bị nhạt dần.

Chú ý: Kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối của chúng.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…