Hòa tan hết 0,03 mol hỗn hợp X gồm MgS, FeS và CuS trong dung dịch HNO3 dư, kết thúc các phản ứng không có kết tủa sinh ra, thu được dung dịch Y và 0,15 mol hỗn hợp khí Z gồm NO2 và NO có tỉ khối so với H2 là 61/3. Cho Y phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng, không có khí thoát ra. Phần trăm số mol của FeS trong X là
Giải
Quy đổi X thành CuS: x mol, FeS: y mol
Ta có:
M(Z) = 2.(61/3) = 122/3
=>m(Z) = 0,15. (122/3) = 6,1 gam
Gọi số mol của NO2 : a mol, NO : b mol
BTKL ta có : 46a + 30b = 6,1 gam (1)
a+ b = 0,15 (2)
Từ (1), (2) => a = 0,1 mol ; b = 0,05 mol
Bảo toàn e ta có: 8nCuS + 9nFeS = nNO2 + 3nNO
=>8x + 9y = 0,1 + 3.0,15 = 0,25 (*)
Bảo toàn mol hỗn hợp X ta có: x + y = 0,03 (**)
Từ (*), (**) => x = 0,02 mol ; y = 0,01 mol
=>%nFeS = (0,01 : 0,03).100 = 33,33%
Bệnh nhân phải tiếp đường (tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch), đó là loại đường nào?
Câu A. Glucozơ
Câu B. Fructozơ
Câu C. Mantozơ
Câu D. Saccarozơ
Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
Câu A. 2,24
Câu B. 3,36
Câu C. 4,48
Câu D. 6,72
Chỉ dùng một hóa chất, trình bày phương pháp nhận biết các dung dịch sau: KI, Zn(NO3 ) 2 , Na2 CO3 , AgNO3 , BaCl2
Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử:
Cho dung dịch HCl lần lượt vào các mẫu thử trên.
- Mẫu thử tạo hiện tượng sùi bọt khí là Na2CO3
2HCl + Na2 CO3 → 2NaCl + CO2 + H2 O
- Mẫu thử tọa kết tủa trắng là AgNO3
AgNO3 + HCl → AgCl↓+ HNO3
Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào hai mẫu thử còn lại
- Mẫu thử nào kết tủa trắng là dung dịch BaCl2
2AgNO3 + BaCl2 → 2AgCl↓ + Ba(NO3 ) 2
- Mẫu thử tạo kết tủa vàng là dung dịch KI
AgNO2 + KI → AgI ↓ (vàng) + KNO3
- Mẫu thử không có hiện tượng gì là dung dịch Zn(NO3 )2
Nguyên tử kim loại và tinh thể kim loại có cấu tạo như thế nào?
+ Có số electron hóa trị ít.
+ Trong cùng một chu kì các nguyên tố kim loại có bán kính nguyên tử lớn hơn và điện tích hạt nhân nhỏ hơn so với nguyên tố phi kim trong cùng chu kì.
+ Kim loại có cấu tạo tinh thể, tinh thể kim loại có cấu tạo mạng.
+ Có 3 loại kiểu mạng tinh thể phổ biến là: Mạng tinh thể luc phương, mạng tinh thể lập phương tâm diện, mạng tinh thể lập phương tâm khối.
Cho phản ứng:
...Cr + ...Sn2+ → Cr3+ + ...Sn
a. Khi cân bằng phản ứng trên, hệ số của ion Cr3+ sẽ là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 6
b. Pin điện hóa Cr-Cu trong quá trình phóng điện xảy ra phản ứng:
2Cr (r) + 3Cu2+(dd) → 2Cr3+ (dd) + 3Cu (r)
Suất điện động chuẩn của pin điện hóa là:
A. 0,04 V
B. 1,08 V
C. 1,25 V
D. 2,50 V.
a. Đáp án B.
2Cr + 3Sn2+ → 2Cr3+ + 3Sn
b. Đáp án B
Epin = Eo(Cu2+/Cu) – Eo(Cr3+/Cr) = 0,34 – (0,74) = 1,08V
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.