Cho hợp chất C2H5OH. Tìm số mol nguyên tử H có trong 1 mol hợp chất
Trong hợp chất C2H5OH chứa 6 nguyên tử H nên trong 1 mol phân tử hợp chất có chứa 6 mol nguyên tử H.
Đốt cháy hoàn toàn 14,6g chất X gồm C, H, O thu được 1,344 lít khí CO2 (ở đktc) và 0,90g H2O. Tỉ khối hơi của X so với Hiđro bằng 73. Biết khi thủy phân 0,1 mol X bằng dung dịch KOH, ta có thể thu được 0,2 mol rượu etylic và 0,1 mol muối Y. Tìm công thức cấu tạo của chất X ?
dX/H2 = 73 ⇒ MX = 146 ⇒ nX = 0,01 mol
nCO2 = 0,06 mol; nH2O = 0,05 mol
Gọi CTPT X: CxHyOz
CxHyOz → xCO2 + y/2 H2O
0,01 0,01x 0,005y (mol)
0,01x = 0,06 ⇒ x = 6;
0,005y = 0,05 ⇒ y =10
MX = 146 ⇒ z = 4 ⇒ CTPT X: C6H10O4
thủy phân 0,1 mol X bằng dung dịch KOH, ta có thể thu được 0,2 mol rượu etylic và 0,1 mol muối Y ⇒ X là este của axit hai chức và rượu ancol etylic
⇒ X: C2H5OOC – COOC2H5
Tính thể tích khí oxi và không khí cần thiết để đốt cháy 62 gam photpho, biết rằng không khí có 20% về thể tích khí oxi, thể tích các khí đo ở đktc.
nP = 2 mol
4P + 5O2 --t0--> 2P2O5
2 → 2,5 (mol)
VO2 = 2,5.22,4 = 56 lít
VKK = 100/20 . 56 = 280 lít.
Cho luồng khí CO đi qua một lượng quặng hematit (chứa Fe2O3) thì thu được 300,8 gam hỗn hợp các chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Cho hấp thụ toàn bộ khí Y bằng dung dịch NaOH dư thấy khối lượng bình NaOH tăng thêm 52,8 gam. Đem chất rắn X hòa tan trong dung dịch HNO3 dư thu được 435,6 gam muối. Thành phần % khối lượng của Fe2O3 trong quặng là
Giải
Ta có: m tăng = mCO2 = 52,8 g
→ nO bị khử = nCO2 = 52,8 : 44 = 1,2 mol
BTKL → mT = 300,8 + 1,2.16 = 320 gam
BTNT Fe → nFe = nFe(NO3)3 = 435,6 : 242 = 1,8 mol
BTNT Fe => nFe2O3 = 0,5nFe = 1,8.0,5 = 0,9 mol
→ mFe2O3 = 0,9.160 = 144g
→%mFe2O3 = 45%
Các đồng phân ứng với công thức phân tử C8H10O (đều là dẫn xuất của benzen) có tính chất : tách nước thu được sản phẩm có thể trùng hợp tạo polime, không tác dụng được với NaOH. Số đồng phân ứng với công thức phân tử C8H10O, thoả mãn tính chất trên là
Số đồng phân ứng với công thức phân tử C8H10O, thoả mãn tính chất trên là 2: C6H5CH(OH)CH3; C6H5CH2CH2OH.
Thí nghiệm 2. Tính oxi hóa của muối kali nitrat nóng chảy
- Dụng cụ: Giá sắt, ống nghiệm, chậu cát, đèn cồn, kẹp sắt.
- Hóa chất: KNO3.
- Tiến hành thí nghiệm: như SGK.
- Hiện tượng:
+ Mẩu than bùng cháy trong KNO3 nóng chảy, có tiếng nổ lách tách do KNO3 bị phân hủy.
- Giải thích: Hòn than cháy mãnh liệt hơn vì có O2. Có tiếng nổ lách tách là do KNO3 nhiệt phân giải phóng khí O2.
- Phương trình hóa học:
2 KNO3 → 2KNO2 + O2↑
C + O2 → CO2
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.