Hòa tan hết 0,02 mol Al và 0,03 mol Cu vào dung dịch HNO3,cô cạn dung dịch sau phản ứng và nung đến khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
Câu A. 3,42 gam. Đáp án đúng
Câu B. 2,94 gam.
Câu C. 9,9 gam.
Câu D. 7,98 gam.
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố:
nAl = 2nAl2O3 => nAl2O3 = 0,01 mol; nCu = nCuO = 0,03
Vậy khối lượng chất rắn thu được là : 0,01.102 + 0,03.80 = 3,42 gam.
Chọn A.
Tiến hành bốn thí nghiệm sau: - Thí nghiệm (1): Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3; - Thí nghiệm (2): Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4; - Thí nghiệm (3): Nhúng thanh Cu trong dung dịch Fe2(SO4)3 có nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 loãng; - Thí nghiệm (4): Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl. Các thí nghiệm xuất hiện ăn mòn điện hoá là:
Câu A. (3), (4).
Câu B. (2), (4).
Câu C. (1), (2).
Câu D. (2), (3).
Phân biệt sự trùng hợp và trùng ngưng về các mặt: phản ứng, monome và phân tử khối của polime so với monome. Lấy ví dụ minh họa.
* Về mặt phản ứng: trùng hợp và trùng ngưng đều là các quá trình kết hợp (thực hiện phản ứng cộng) các phân tử nhỏ thành phân tử lớn
* Về monome:
- Monome tham gia phản ứng trùng hợp là phải có liên kết bội hoặc vòng không bền.
- Monome tham gia phản ứng trùng ngưng là trong phân tử có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng.
Phân tử khối của polime trong trùng hợp bằng tổng của n monome tham gia trùng hợp.
Phân tử khối của monome trong trùng ngưng cũng bằng tổng của n monome tham gia trùng ngưng trừ đi các phân tử nhỏ giải phóng ra.
Các phân tử I2 liên kết với nhau bằng liên kết gì?
Các phân tử I2 liên kết với nhau bằng lực tương tác yếu giữa các phân tử.
Cho hỗn hợp X gồm a mol Fe và 0,25 mol Mg vào dung dịch Y chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2). Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Z và 61,6 gam chất rắn T gồm ba kim loại. Hòa tan toàn bộ T trong lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được 0,55 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Giá trị của a là
Giải
Chất rắn T gồm 3 kim loại là Cu (x), Ag (2x) và Fe dư (y)
mT = 64.x + 108.2x + 56y = 61,6 (1)
Bảo toàn electron: 2.x + 2.x + 3y = 0,55.2 (2)
Từ (1), (2) → x = 0,2 và y = 0,1
Bảo toàn electron:
2(a - y) + 0,25.2 = 2.x + 2.x → a = 0,25
Oxi hóa hoàn toàn 4,92 mg một hợp chất A chứa C, H, N và O rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình chứa H2SO4 đậm đặc, bình chứa KOH thì thấy khối lượng bình chứa H2SO4 tăng thêm 1,81 mg, bình chứa KOH cũng tăng thêm 10,56 mg. Hãy xác định hàm lượng phần trăm của C, H, N, O ở hợp chất A.
Khối lượng bình đựng H2SO4 tăng chính bằng khối lượng H2O
=> mH2O = 1,81.10-3 g
Khối lượng bình đựng KOH tăng chính bằng khối lượng CO2 => mCO2 = 10,56.10-3 g
%mC = [10,56.10-3 .12.100%] : (44.4,92.10-3) = 58,54%
%mH = [1,81.10-3 .2.100%] : (18.4,92.10-3) = 4,09%
%mN = [0,55.10-3 .28.100%] : (22,4.6,15.10-3) = 11,18
=> %mO = 26,19%
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.