Hòa tan 6,12 gam hỗn hợp glucozơ và saccarozơ vào nước thu được 100ml dung dịch X. Cho X tác dụng với AgNO3/NH3 dư thu được 3,24 gam Ag. Tính khối lượng saccarozơ trong hỗn hợp ban đầu
C5H6(OH)5(CH=O) → 2Ag
⇒ mglucozo = (3,24 × 180)/216 = 2,7 (gam)
Vậy msaccarozo = 6,12 – 27 = 3,42 (gam)
Tính khối lượng của 8,96 lít khí CO2 ở đktc?
Số mol phân tử CO2 là: nCO2 = 0,4 mol
Khối lượng mol của CO2 là: MCO2 = 12 +16.2 = 44 g/mol
Khối lượng của 8,96 lít khí CO2 ở đktc là:
mCO2 = nCO2.MCO2 = 0,4.44 = 17,6 gam.
Ghi lại hiện tượng xuất hiện trong mỗi ống nghiệm. Dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng xảy ra. Viết phương trình chữ phản ứng.
Cho biết:
a) Trong hơi thở ra có khí cacbon đioxit, hai chất mới tạo ra là canxi cacbonat và nước.
b) Hai chất mới tạo ra thì một cũng là canxi cacbonat và một là natri hiđroxit.
Hiện tượng TN2.a
+ Ống nghiệm 1: không có hiện tượng gì
+ Ống nghiệm 2: thấy nước vôi trong vẩn đục
Giải thích :
+ Ống 1: không có phản ứng hóa học xảy ra
+ Ống 2: Đã xảy ra phản ứng vì xuất hiện chất mới làm đục nước vôi trong là canxicacbonat
Phương trình bằng chữ :
Canxi hidroxit (nước vôi trong) + cacbon đioxit (hơi thở)→ Canxi cacbonat + nước
Hiện tượng TN2.b
- Nhỏ Na2CO3:
+ Ống 1: Không có hiện tượng gì.
+ Ống 2: Xuất hiện kết tủa trắng.
Giải thích:
+ Ống 1: Không có phản ứng hóa học xảy ra.
+ Ống 2: Đã xảy ra phản ứng hóa học vì xuất hiện chất mới.
Phương trình chữ:
Canxi hiđroxit + Natricacbonat → Canxi cacbonat + Natri hiđroxit.
Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất tạo nên từ các nguyên tố đó như thế nào?
Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất tạo nên từ các nguyên tố đó sẽ biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
Cho 15 gam hỗn hợp X gồm các amin anilin, metylamin, đimetylamin, đietylmetylamin tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 1M. Tính khối lượng sản phẩm thu được
Theo giả thiết hỗn hợp các amin gồm C6H5NH2, CH3NH2, (CH3)2NH, (C2H5)2NCH3 đều là các amin đơn chức nên phản ứng với HCl theo tỉ lệ mol 1: 1.
Sơ đồ phản ứng :
X + HCl → muối
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có :
mmuối = mamin + mHCl = 15 + 0,05.36,5 = 16,825 gam
Hãy giải thích hiện tượng thí nghiệm : Ngâm một lá Zn nhỏ, tinh khiết trong dung dịch HCl thấy bọt khí H2 thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4 thấy bọt khí H2 thoát ra rất nhiều và nhanh.
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Bọt khí hidro thoát ra ít và chậm do H2 sinh ra trên bề mặt lá kẽm cản trở phản ứng. Khi thêm CuSO4 : Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
Cu được giải phóng bám trên viên kẽm hình thành cặp pin điện hóa Zn – Cu trong đó
Zn là cực âm và bị ăn mòn Zn → Zn2+ + 2e
Electron đến cực dương là Cu, tại đây 2H+ + 2e → H2
Bọt khí hidro thoát ra ở cực dương nhiều và liên tục.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.