Hòa tan 15 gam NaCl vào 45 gam nước. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan 15 gam NaCl vào 45 gam nước. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch?


Đáp án:

Khối lượng dung dịch là: mdd = 15 + 45 = 60 g

Nồng độ phần trăm của dung dịch là:

Áp dụng công thức: C% = 15/60 . 100% = 25%

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Carbohidrat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và saccarozơ cần 2,52 lít O2 (đktc) thu được 1,8 gam H2O. Giá trị m là

Đáp án:
  • Câu A. 6,20

  • Câu B. 5,25

  • Câu C. 3,60

  • Câu D. 3,15

Xem đáp án và giải thích
Bari
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Kim loại nào sau đây có thể tác dụng với nước ở điều kiện thường tạo ra dung dịch làm xanh giấy quỳ tím là

Đáp án:
  • Câu A. Be

  • Câu B. Ba

  • Câu C. Zn

  • Câu D. Fe

Xem đáp án và giải thích
Các quá trình oxi hoá và khử xảy ra ở các điện cực có giống nhau không nếu điện phân dung dịch NiSO4 với a)  Các điện cực trơ (Pt)  b) Các điện cực tan (Ni) 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Các quá trình oxi hoá và khử xảy ra ở các điện cực có giống nhau không nếu điện phân dung dịch NiSO4 với

a)  Các điện cực trơ (Pt) 

b) Các điện cực tan (Ni) 





Đáp án:

Khi điện phân dung dịch NiSO4 với :

Điện cực trơ :

Ở catot xảy ra sự khử các ion Ni2+ thành Ni kim loại.

Ở anot xảy ra sự oxi hoá các phân tử H2O sinh ra khí O2.

Điện cực tan :

Ở catot xảy ra sự khử các ion Ni2+ thành Ni kim loại.

Ở anot xảy ra sự oxi hoá điện cực Ni thành các ion Ni2+ .

 

Xem đáp án và giải thích
Cho hai quặng sắt sau: hematit (Fe2O3), manhetit (Fe3O4). Quặng nào chứa hàm lượng sắt cao hơn?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho hai quặng sắt sau: hematit (Fe2O3), manhetit (Fe3O4). Quặng nào chứa hàm lượng sắt cao hơn?


Đáp án:

- Hematit (Fe2O3):

+ MFe2O3 = 56.2 + 16.3 = 160 g/mol

+ Trong 1 mol Fe2O3 có: 2 mol nguyên tử Fe

+ %mFe(trong Fe2O3) = 70%

- Manhetit (Fe2O3):

+ MFe3O4 = 56.3 + 16.4 = 232 g/mol

+ Trong 1 mol Fe3O4 có: 3 mol nguyên tử Fe

+ %mFe(trong Fe3O4) = 72,4%

Vậy quặng manhetit (Fe3O4) chứa hàm lượng sắt cao hơn.

Xem đáp án và giải thích
Nham thạch do núi lửa phun ra là chất gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nham thạch do núi lửa phun ra là chất gì?


Đáp án:

Bên dưới vỏ trái đất là lớp dung nham gọi là macma ở độ sâu từ 75 km – 3000 km. Nhiệt độ của lớp dung nham này rất cao 2000 – 25000C và áp suất rất lớn. Khi vở trái đất vận động, ở những nơi có cấu tạo mỏng, có vết nứt gãy thì lớp dug nham này phun ra ngoài sau một tiếng nổ lớn. Macma cấu tạo ở dạng bán lỏng gồm silicat của sắt và mangie. Dung nham thoát ra ngoài sẽ nguội dần và rắn lại thành nham thạch.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…