Điện phân (điện cực trơ) dung dịch X chứa 0,2 mol CuSO4và 0,12 mol NaCl bằng dòng điện có cường độ 2A. Tính thể tích khí (đktc) thoát ra ở anot sau 9650 giây điện phân.
Trong quá trình điện phân cation nào có tính oxi hoá mạnh hơn sẽ thu e trước, anion nào có tính khử mạnh hơn sẽ nhường e trước. Trong dung dịch đã cho thứ tự như sau :
- Ở catot: Cu2+ > H+(H2O) > Na+
- Ở anot: Cl- > OH-(H2O) > SO42-
Ghép các ion thành phân tử để viết pt điện phân. Các ion Cl- và Cu2+ điện phân trước
0,06mol → 0,06→0,06
(2)
Thời gian cần thiết để điện phân ở (1):
t = (m.n.F) : (A.I) = 5790 s
Thời gian còn lại để điện phân (2) là: 9650- 5790= 3860 (s)
Tính khối lượng O2 thu được khi điện phân trong 3860 s:
m = 0,64g
=> nO2 = 0,02 mol
Tổng số mol khí thu được ở anot là: 0,06+0,02=0,08 mol
Thể tích khí thu được ở anot là: 0,08.22,4=1,792 (l)
Oxi hóa 4,6 gam hỗn hợp chứa cùng số mol của hai ancol đơn chức, thành anđêhit thì dùng hết 7,95 gam CuO. Cho toàn bộ lượng anđêhit thu được tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 32,4 gam Ag. Xác định công thức cấu tạo hai ancol đó. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
nCuO = 7,95/80 = 0,1 (mol); nAg = 32,4/108 = 0,3 (mol)
Do ancol đơn chức ⇒ tổng số mol 2 ancol = tổng số mol CuO
Vì nAg > 2nancol ⇒ trong hỗn hợp có CH3OH (tạo ra HCHO phản ứng cho lượng Ag gấp đôi các andehit đơn chức khác)
nCH3OH = nRCH2OH = 0,1:2 = 0,05 mol
PTHH:
CH3OH + CuO → HCHO + Cu + H2O
RCH2OH + CuO → RCHO + Cu + H2O
HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → 4NH4NO3 + (NH4)2CO3 + 4Ag
RCHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → 2NH4NO3 + (NH4)2CO3 + 2Ag
mhh ancol = 32. 0,05 + (R + 31).0,05 = 4,6 ⇒ R=29 (-C2H5)
Hỗn hợp 2 ancol gồm: CH3OH và CH3CH2CH2OH
Sự khác nhau giữa phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp? Dẫn ra 2 thí dụ để minh họa.
Sự khác nhau giữa phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp.
Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
Thí dụ:
CaO + CO2 → CaCO3.
2Cu + O2 → 2CuO.
Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
Thí dụ:
2HgO → 2Hg + O2↑
2KClO3 → 2KCl + 3O2
Cho mẩu Na vào nước thấy có 4,48 lít khí H2 (đktc) bay lên. Tính khối lượng Na đã tham gia phản ứng?
Số mol khí hiđro là: nH2 = 0,2 mol
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑
0,4 ← 0,2 (mol)
mNa = 0,4.23 = 9,2 gam
Nhúng 1 thanh Mg vào 200ml dd Fe(NO3)3 1M, sau 1 thời gian lấy thanh kim loại ra cân thấy khối lượng dung dịch giảm đi 0,8g. Số gam Mg đã tan vào dung dịch là?
Mg + 2Fe3+ → Mg2+ + 2Fe2+
0,1 0,2 0,2
Mg + Fe2+ → Mg2+ + Fe
x x x
mdung dịch giảm = mkim loại tăng = 56x - 24. (0,1 + x) = 0,8 g
→ x = 0,1
→ mMg tan = 0,2. 24 = 4,8 g
Cho 26,8 gam hỗn hợp X gồm CaCO3 và MgCO3 vào dung dịch HCl vừa đủ, thoát ra 6,72 lít khí (đktc) và dung dịch Y chứa m gam muối clorua. Giá trị của m là bao nhiêu?
2H+ + CO32- → CO2 + H2O
nCl- = nH+ = 2nCO2 = 0,6 mol
m = mX – mCO32- + mCl- = 26,8 – 0,3.60 + 0,6.35,5 = 30,1 gam
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.