Hóa học đã góp phần giải quyết vấn đề ăn, mặc cho con người như thế nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hóa học đã góp phần giải quyết vấn đề ăn, mặc cho con người như thế nào?



Đáp án:

Hoá học đã sản xuất ra phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ dại để nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng, nhất là cây lương thực.

Hoá học đã chế tạo ra các loại tơ, sợi hoá học bền và đẹp góp phần thoả mãn nhu cầu may mặc của loài người.




Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Chất lưỡng tính
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho dãy các chất: Cr(OH)3, Al2(SO4)3, Mg(OH)2, Zn(OH)2, MgO, CrO3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là:

Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 2

  • Câu C. 3

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích
Tính khử của kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Dãy kim loại sắp xếp theo tính khử tăng dần là (trái sang phải):

Đáp án:
  • Câu A. Fe, Al, Mg

  • Câu B. Al, Mg, Fe

  • Câu C. Fe, Mg, Al

  • Câu D. Mg, Al, Fe

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hết 1,19 gam hỗn hợp gồm Al, Zn trong dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được dung dịch chỉ chứa 5,03 gam muối sunfat trung hòa và V lít khí H2. Giá trị của V là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hết 1,19 gam hỗn hợp gồm Al, Zn trong dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được dung dịch chỉ chứa 5,03 gam muối sunfat trung hòa và V lít khí H2. Giá trị của V là


Đáp án:

Câu 1.

Hòa tan hết 1,19 gam hỗn hợp gồm Al, Zn trong dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được dung dịch chỉ chứa 5,03 gam muối sunfat trung hòa và V lít khí H2. Giá trị của V là

A.0,896                                    B. 1,120                                 C. 0,672                           D. 0,784

Mã đề 206 – Đề thi THPT 2022

Giải

Ta có : Al (x mol), Zn (y mol)

=>27x +65y = 1,19

BTNT => nAl = 2nAl2(SO4)3 = x mol => nAl2(SO4)3 = 0,5x mol

nZn = nZnSO4 = y mol

=>342.0,5x + 161y = 5,03

Từ 1, 2 => x = 0,02 và y = 0,01

BT e => 2nH2 = 3nAl + 2nZn => nH2 = (3.0,02 + 2.0,01) : 2 = 0,04

=>V(H2) = 0,896 lít

=> Đáp án A

Câu 2.

Cho 11,2 gam Fe tác dụng hết với dung dịch CuSO4 dư, thu được m gam Cu. Giá trị của m là:

A.9,6                                  B. 19,2                                C. 6,4                            D. 12,8

Mã đề 206 – Đề thi THPT 2022

Giải

nCu = 11,2 : 56 = 0,2 mol

PTHH:

CuSO4    +    Fe → FeSO4 + Cu

                     0,2-----------------0,2 mol

⟹ mFe = 0,2.64 = 12,8 gam

Đáp án D

Câu 3.

Cho 180 gam dung dịch glucozơ 1% vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng nhẹ đến phản ứng hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là

  1. 2,40 B. 2,16                     C. 1,08                              D. 1,20

Mã đề 206 – Đề thi THPT 2022

Giải

nGlucozơ =  (180.1%) : 180 = 0,01 mol

Glucozơ → 2Ag

0,01 → 0,02 mol

⟹ mAg = 0,02.108 = 2,16 gam

Đáp án B

Câu 4.

Thủy phân hoàn toàn m gam metyl axetat bằng dung dịch NaOH đun nóng thu được 8,2 gam muối. Giá trị của m là

A.8,8                                       B. 7,4                                C. 6,0                                  D. 8,2

Mã đề 206 – Đề thi THPT 2022

Giải

Ta có: n muối = 8,2 : 82 = 0,1 mol

CH3COOCH3 + NaOH  --t0--> CH3COONa + CH3OH

Ta có: m muối = 0,1.74 = 7,4g

=>Đáp án B

Xem đáp án và giải thích
Ứng dụng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Kim loại được con người dùng phổ biến để chế tạo trang sức, có tác dụng bảo vệ sức khoẻ là

Đáp án:
  • Câu A. sắt.

  • Câu B. sắt tây.

  • Câu C. bạc.

  • Câu D. đồng.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan 10 gam FeSO4 có lẫn tạp chất là Fe2(SO4)3 trong nước, được 200 cm3 dung dịch. Mặt khác, 20 cm3 dung dịch này được axit hóa bằng H2SO4 loãng đã làm mất màu tím của 25 cm3 dung dịch KMnO4 0,03 M a. Viết phương trình hóa học dạng ion rút gọn và cho biết vai trò của ion Fe2+ và ion MnO4-? b. Có bao nhiêu mol ion Fe2+ tác dụng với 1 mol MnO4- c. Có bao nhiêu mol Fe2+ tác dụng với 25 cm3 dung dịch KMnO4 0,03 M d. Có bao nhiêu gam ion Fe2+ trong 200 cm3 dung dịch ban đầu? e. Tính phần trăm theo khối lượng của FeSO4 tinh khiết?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hòa tan 10 gam FeSO4 có lẫn tạp chất là Fe2(SO4)3 trong nước, được 200 cm3 dung dịch. Mặt khác, 20 cm3 dung dịch này được axit hóa bằng H2SO4 loãng đã làm mất màu tím của 25 cm3 dung dịch KMnO4 0,03 M.

a. Viết phương trình hóa học dạng ion rút gọn và cho biết vai trò của ion Fe2+ và ion MnO4-?

b. Có bao nhiêu mol ion Fe2+ tác dụng với 1 mol MnO4-

c. Có bao nhiêu mol Fe2+ tác dụng với 25 cm3 dung dịch KMnO4 0,03 M

d. Có bao nhiêu gam ion Fe2+ trong 200 cm3 dung dịch ban đầu?

e. Tính phần trăm theo khối lượng của FeSO4 tinh khiết?


Đáp án:

a. 5Fe2+ + MnO4- + 8H+ → 5Fe3+ + Mn2+ + 4H2O

Fe2+ → Fe3+ + e

Fe2+ là chất khử

 

MnO4- + 8H+ + 5e → Mn2+ + 4H2O

MnO4- là chất oxi hóa

b. Để tác dụng với 1 mol MnO4- cần 5 mol Fe2+

c. nKMnO4 = 0,025.0,03 = 7,5.10-4 (mol)

nFe2+ = 5.nMnO4- = 3,75. 10-3 (mol) trong 20 cm3

d. Số mol Fe2+ trong 200 cm3 là 3,75.10-3.10 = 0,0375 mol

→ mFe2+ = 0,0375.56 = 2,1 (g)

e. mFeSO4 tinh khiết = 0,0375.152 = 5,7 gam

%FeSO4 = 5,7 : 10 x 100 = 57%

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…