Để phân biệt ba chất: hồ tinh bột, dung dịch glucozơ, dung dịch KI đựng riêng biệt trong ba lọ mất nhãn, ta dùng thuốc thử là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để phân biệt ba chất: hồ tinh bột, dung dịch glucozơ, dung dịch KI đựng riêng biệt trong ba lọ mất nhãn, ta dùng thuốc thử là



Đáp án:

Cho ozon vào các mẫu thử chứa 3 chất trên, mẫu thử nào tạo thành các hạt màu tím than là dung dịch KI.

Lấy các hạt màu tím than (I2 ) hoà tan trong cồn, cho dung dịch này vào 2 mẫu thử chứa hồ tinh bột và dung dịch glucozơ, mẫu thử nào cho dung dịch có màu xanh tím là hồ tinh bột, mẫu thử nào không có hiện tượng gì xảy ra là dung dịch glucozơ.




Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Câu hỏi lý thuyết về cấu tạo của amino axit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử có chứa ?


Đáp án:
  • Câu A. nhóm cacboxyl

  • Câu B. 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl

  • Câu C. nhóm amino

  • Câu D. nhóm amino và nhóm cacboxyl

Xem đáp án và giải thích
Hãy kể những kiểu mạng tinh thể phổ biến của kim loại. Cho ví dụ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy kể những kiểu mạng tinh thể phổ biến của kim loại. Cho ví dụ.


Đáp án:

Những mạng tinh thể phổ biến của kim loại là:

+ Mạng lập phương tâm khối: mạng tinh thể kim loại natri.

+ Mạng lập phương tâm diện: mạng tinh thể kim loại canxi.

+ Mạng lục phương: mạng tinh thể kim loại coban.

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết công thức electron của phân tử F2, phân tử HF, phân tử N2. Hãy cho biết, trong các phân tử đó thì phân tử nào có liên kết cộng hóa trị có cực và không cực.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết công thức electron của phân tử F2, phân tử HF, phân tử N2. Hãy cho biết, trong các phân tử đó thì phân tử nào có liên kết cộng hóa trị có cực và không cực.


Đáp án:

 Trong đó liên kết trong phân tử F2 và N2 là liên kết cộng hóa trị không cực. Còn liên kết trong phân tử HF là liên kết cộng hóa trị có cực.

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trong các phương trinh hóa học sau, có bao nhiêu phương trình tạo ra 2 chất khí? 1. C + 2H2SO4 → 2. H2 + C6H5CHCH2 → 3. HNO3 + CuS2 → 4. HCl + HNO3 → 5. BaCl2 + NaHSO4 → 6. Cu + HCl + KNO3 →

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 3

  • Câu C. 4

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 1 lượng cao su buna-S với lượng không khí vừa đủ, thấy tạo một hỗn hợp khí ở nhiệt độ 127oC mà trong đó N2 chiếm 76,36% về thể tích (giả sử không khí chỉ chứa oxi và nitơ theo tỉ lệ thể tích là 1:4). Tỉ lệ số mắt xích butađien và stiren trong polime này là ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 1 lượng cao su buna-S với lượng không khí vừa đủ, thấy tạo một hỗn hợp khí ở nhiệt độ 127oC mà trong đó N2 chiếm 76,36% về thể tích (giả sử không khí chỉ chứa oxi và nitơ theo tỉ lệ thể tích là 1:4). Tỉ lệ số mắt xích butađien và stiren trong polime này là ?


Đáp án:

Giả sử cao su có dạng:

(C4H6)m(C8H8)n + (5,5m+10n) O2 → (4m+8n) CO2 + (3m+4n) H2O

1 mol 5,5m + 10n 4m + 8n 3m + 4n

=> nN2 = 4nO2 pứ = 22m + 40n

Khí sau phản ứng gồm : (22m + 40n) mol N2; (4m + 8n) mol CO2; (3m + 4n) mol H2O

Có %VN2 = 76,36% => (22m + 40n)/(29m + 52n) = 0,7636

=> m : n = 2 : 1

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…