Trong dầu mỡ động vật, thực vật có :
Câu A. axit acrylic.
Câu B. axit metacrylic.
Câu C. axit oleic. Đáp án đúng
Câu D. axit axetic.
Trong dầu mỡ động vật, thực vật có axit oleic.
Cho một lá sắt vào 160 gam dung dịch CuSO410%. Sau khi Cu bị đẩy hết ra khỏi dung dịch CuSO4 và bám hết vào lá sắt, thì khối lượng lá sắt tăng lên 4%. Xác định khối lượng lá sắt ban đầu.
Số mol CuSO4 = 10/100 = 0,1 mol
Phương trình hóa học của phản ứng:
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Khối lượng Fe phản ứng: 0,1 . 56 =5,6(gam)
Khối lượng Cu sinh ra: 0,1 . 64 = 6,4 (gam)
Gọi x là khối lượng lá sắt ban đầu
Khối lượng lá sắt khi nhúng vào dung dịch CuSO4 tăng lên là: 4x/100 = 0,04x (gam)
Khối lượng lá sắt tăng lên = mCu sinh ra - mFe phản ứng = 0,04x = 6,4 -5,6 = 0,8
=> x= 20 gam
Khi nhúng một lá Zn vào dung dịch muối Co2+, nhận thấy có một lớp kim loại Co phủ ngoài lá kẽm. Khi nhúng lá Pb và dung dịch muối trên, không nhận thấy hiện tượng nào xảy ra.
a. Kim loại nào có tính khử mạnh nhất trong số 3 kim loại trên
b. Cation nào có tính oxi hóa mạnh nhất trong số 3 cation kim loại trên
c. Sắp xếp cặp oxi hóa – khử của những kim loại trên theo chiều tính oxi hóa của cation tăng dần.
d. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra giữa các cặp oxi hóa – khử
a. Zn đẩy dược Co; Pb không đẩy được Co
⇒ Zn có tính khử mạnh nhất
b.Pb2+ có tính oxi hóa mạnh nhất
c. Xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của cation : Zn2+/Zn; Co2+/Co; Pb2+/Pb
d. Các phản ứng xảy ra giữa các cặp oxi hóa khử
Zn + Co2+ → Zn2+ + Co
Zn + Pb2+ → Zn2+ + Pb
Co + Pb2+ → Co2+ + Pb
Cho dung dịch chứa m gam glucozơ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng thu được tối đa 10,8 gam Ag. Giá trị của m là
Câu A. 16,2.
Câu B. 18,0.
Câu C. 8,1.
Câu D. 9,0.
Cho 18,4 gam hỗn hợp X gồm Cu2S, CuS, FeS2, FeS tác dụng hết với HNO3 (đặc, nóng, dư) thu được V lít khí chỉ có NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Cho toàn bộ Y vào lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 46,6 gam kết tủa; còn khi cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được 10,7 gam kết tủa. Giá trị của V là
Câu A.
11,2
Câu B.
38,08
Câu C.
16,8
Câu D.
24,64
Nêu các phản ứng chứng minh rằng tính oxi hóa của clo mạnh hơn brom và iot
Clo oxi hóa dễ dàng ion Br— trong dung dịch muối bromua và I- trong dung dịch muối iotua:
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.