Hãy viết phương trình hóa học của CO với: a) Khí O2; b) CuO. Cho biết: loại phản ứng, điều kiện phản ứng, vai trò của CO và ứng dụng của mỗi phản ứng đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy viết phương trình hóa học của CO với: a) Khí O2; b) CuO.

Cho biết: loại phản ứng, điều kiện phản ứng, vai trò của CO và ứng dụng của mỗi phản ứng đó.


Đáp án:

a) 2CO + O2  --t0--> 2CO2 (1) (P/ứ hóa hợp + oxi hóa khử)

b) CO + CuO  --t0-->Cu + CO2 (2) (P/ư oxi hóa khử)

- Điều kiện phản ứng: nhiệt độ cao.

- Vai trò của CO: là chất khử.

- Ứng dụng: phản ứng (1) CO cháy và tỏa nhiều nhiệt dùng trong các lò luyện gang, thép.

Phản ứng (2) ở điều kiện nhiệt độ cao khử oxit CuO tạo kim loại Cu (điều chế Cu)

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho m (g) Fe vào dung dịch chứa 1,38 mol HNO3, đun nóng đến kết thúc phản ứng còn 0,75m (g) chất rắn không tan và có 0,38 mol hỗn hợp khí NO, NO2 thoát ra ở (dktc).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m (g) Fe vào dung dịch chứa 1,38 mol HNO3, đun nóng đến kết thúc phản ứng còn 0,75m (g) chất rắn không tan và có 0,38 mol hỗn hợp khí NO, NO2 thoát ra ở (dktc). Tìm m?


Đáp án:

Sau phản ứng Fe dư nên chỉ tạo muồi Fe(NO3)2.

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2

Áp dụng sự bảo toàn khối lượng (số mol) N ta có:

nN (trong HNO3) = nN trong Fe(NO3)2 + nN trong NO, NO2

Hay: 1,28 = 2. nFe(NO3)2 + 0,38

⇒ nFe(NO3)2 = 0,5 mol = nFe phản ứng

Vậy: mFe = 0,5. 56 = m - 0,75m → m = 112 (g)

Xem đáp án và giải thích
Bằng phương pháp hóa học. Hãy nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn: NaCl, NaBr, NaI, HCl, H2SO4, KOH
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bằng phương pháp hóa học. Hãy nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn: NaCl, NaBr, NaI, HCl, H2SO4, KOH


Đáp án:

Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử:

Cho quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử. Ta chia thành 3 nhóm hóa chất sau:

Nhóm I: Dung dịch làm quỳ tím hóa xanh: KOH

Nhóm II: Dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ: HCl, H2SO4.

Nhóm III: Dung dịch không đổi màu quỳ tím: NaI, NaCl, NaBr

Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào các mẫu thử ở nhóm (III)

Mẫu thử tạo kết tủa trắng là NaCl

AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3

Mẫu thử tạo kết tủa vàng nhạt là NaBr

AgNO3 + NaBr → AgBr↓+ NaNO3

Mẫu thử tọa kết tủa vàng đậm là NaI

AgNO3 + NaI → AgI↓+ NaNO3

Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào các mẫu thử ở nhóm (II)

Mẫu thử nào kết tủa trắng là HCl

AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3

Còn lại là H2SO4

Xem đáp án và giải thích
Cho m gam hỗn hợp X gồm ba etse đều đơn chức tác dụng tối đa với 400 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol cùng dãy đồng đẳng và 34,4 gam hỗn hợp muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được 3,584 lít khí CO2 (đktc) và 4,68 gam H2O. Xác định giá trị của m?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam hỗn hợp X gồm ba etse đều đơn chức tác dụng tối đa với 400 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol cùng dãy đồng đẳng và 34,4 gam hỗn hợp muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được 3,584 lít khí CO2 (đktc) và 4,68 gam H2O. Xác định giá trị của m?


Đáp án:

Đốt Y ⇒ nCO2 = 0,16 mol và nH2O = 0,26 mol

⇒ n= nH2O - nCO2 = 0,1 mol

=> Số C = nCO2/nY = 1,6

⇒ Y chứa các ancol đơn chức ⇒ nO = 0,1mol

mY = mC + mH + mO = 4,04 g

nEste của ancol = 0,1mol

và nEste của phenol = x mol

⇒ nNaOH = 0,1 + 2x = 0,4 mol

⇒ x = 0,15 ⇒ nH2O = 0,15 mol

Bảo toàn khối lượng:

mX = mmuối + mY + mH2O - mNaOH = 25,14g

Xem đáp án và giải thích
Cho một ít bột sắt nguyên chất tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 560 ml một chất khí ở đktc. Nếu cho một lượng gấp đôi bột sắt nói trên tác dụng hết với dung dịch CuSO4 thì thu được một chất rắn. Tính khối lượng bột sắt đã dùng trong hai trường hợp nói trên và khối lượng chất rắn thu được.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho một ít bột sắt nguyên chất tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 560 ml một chất khí ở đktc. Nếu cho một lượng gấp đôi bột sắt nói trên tác dụng hết với dung dịch CuSO4 thì thu được một chất rắn. Tính khối lượng bột sắt đã dùng trong hai trường hợp nói trên và khối lượng chất rắn thu được.


Đáp án:

Số mol H2 là nH2 = 0,56 / 22,4 = 0,025 (mol)

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Theo pt nFe = nH2 = 0,025(mol) → mFe = 0,025 x 56 = 1,4(g)

Lượng Fe gấp đôi khi đó số mol Fe là : 0,05 (mol)

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

nFe = 0,05 mol.

Khối lượng Fe đã dùng mFe = 0,05 x 56 = 2,8 (g)

Khối lượng chất rắn m = mCu- mFe = 0,05 x 64 – 0,05 x 56 = 0,4(g)

Xem đáp án và giải thích
Carbohidrat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat: (a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước. (b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit. (c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam. (d) Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất. (e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag. (g) Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol. Số phát biểu đúng là :

Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 3

  • Câu C. 6

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…