Hãy viết cấu hình electron của các nguyên tử có Z = 20, Z= 21, Z = 22, Z = 24, Z = 29 và cho nhận xét cấu hình electron của các nguyên tử đó khác nhau như thế nào?
Cấu hình electron của các nguyên tử là:
Z = 20: 1s22s22p63s23p64s2.
Z = 21: 1s22s22p63s23p63d14s2 .
Z = 22: 1s22s22p63s23p63d24s2
Z = 24: ls22s22p63s23p63d54s1.
Z = 29: ls22s22p63s23p63d104s1
Nhận xét:
- Cấu hình Z= 20 khác với các cấu hình còn lại ở chỗ không có phân lớp 3d.
- Cấu hình Z = 24 và Z = 29 đều có 1 electron ở phân lớp 4s.
- Cấu hình Z= 24 và Z = 22 đều có 2 electron ở phân lớp 4s.
- Ở cấu hình của Z = 24, nếu đúng quy luật thí phải là [Ar] 3d44s2, nhưng do phân lớp 3d vội giả bão hòa nửa phân lớp” nên mới có cấu hình như trên.
- Ở cấu hình của Z = 29, nếu đúng quy luật thì phải là [Ar] 3d94s2, nhưng do phân lớp 3d “vội bão hòa” nên mới có cấu hình như trên.
- Ở cấu hình của Z= 29, nếu đúng quy luật thì phải là [Ar] 3d94s2, nhưng do phân lớp 3d “vội bão hòa” nên mới có cấu hình như trên.
Viết công thức của các hợp chất sau đây:
a) Bari oxit
b) Kali nitrat
c) Canxi clorua
d) Đồng(II) hidroxit
e) Natri Sunfit
f) Bạc oxit
a) Bari oxit: BaO
b) Kali nitrat: KNO3
c) Canxi clorua: CaCl2
d) Đồng(II) hidroxit: Cu(OH)2
e) Natri Sunfit: Na2SO3
f) Bạc oxit: Ag2O
Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho qua chất xúc tác nung nóng, thu được hỗn hợp Y gồm C2H4, C2H6, C2H2 và H2. Sục Y vào dung dịch brom (dư) thì khối lượng bình brom tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H2 là 8. Thể tích O2(đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là bao nhiêu?
Khí thoát ra khỏi bình Br2 là Z: C2H6 và H2; VZ = 0,2
MZ = 16 ⇒ nC2H6 = nH2 = 0,1 mol ⇒ mZ = 0,1.30 + 0,1.2 = 3,2g
mbình brom tăng = mC2H4 + mC2H2 = 10,8g
mX = mY = mC2H4 + mC2H2 + mZ = 14g
C2H2 = nH2 = x mol ⇒ 26x + 2x = 14 ⇒ x = 0,5 mol
Đốt cháy Y cũng chính là đốt cháy x do vậy lượng oxi dùng là như nhau.
C2H2 (0,5) + 5/2O2 (1,25 mol) → 2CO2 + H2O
H2 (0,5) + 1/2O2 (0,25 mol) → H2O
⇒ nO2 = 1,5 mol ⇒ V = 33,6lít
Viết các phương trình hoá học thực hiện dãy chuyển đổi hoá học sau :
(1) 2Fe + 3Cl2 to→ 2FeCl3
(2) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl
(3) 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O
(4) Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
(5) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
(6) FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
(7) Fe(OH)2 + H2SO4 → FeSO4 + 2H2O
(8) FeSO4 + Zn → ZnSO4 + Fe
Muối X có công thức phân tử C3H10O3N2. Lấy 19,52g X cho tác dụng với 200ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m g hỗn hợp các chất vô cơ và phần hơi có chứa chất hữu cơ bậc I. Tìm m?
nKOH = 0,2 mol
C3H7NH3NO3 + KOH → C3H7NH2 + KNO3 + H2O
Chất rắn khan gồm 0,04 mol KOH dư và 0,16 mol KNO3
mchất rắn khan = 101. 0,16 + 0,04 . 56 = 18,4g
Giải thích tại sao khả năng dẫn điện của nước vôi trong (dung dịch Ca(OH)2 trong nước) để trong không khí giảm dần theo thời gian.
Vì Ca(OH)2 hấp thụ CO2 trong không khí tạo thành kết tủa CaCO3 và H2O làm giảm nồng độ các ion trong dung dịch :
Ca2+ + 2OH- + CO2 CaCO3 + H2O
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.