Hãy trình bày những hiểu biết của em về axit clohidric theo dàn ý sau: a) Thành phần hóa học b) Tác dụng lên giây quỳ. c) Tác dụng với kim loại.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy trình bày những hiểu biết của em về axit clohidric theo dàn ý sau:

   a) Thành phần hóa học

   b) Tác dụng lên giây quỳ.

   c) Tác dụng với kim loại.


Đáp án:

  a) Thành phần hóa của axit clohidric:

   - CTHH: HCl

   - Phân tử có 1 nguyên tử H.

   - Gốc axit là Cl có hóa trị là I.

   b) Tác dụng lên giấy quỳ tím: dung dịch HCl làm đổi màu giấy quỳ tím thành đỏ.

   c) Tác dụng với kim loại:

   Mg + HCl → MgCl2 + H2

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Chất không phản ứng với CuSO4
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch CuSO4?

Đáp án:
  • Câu A. H2S.

  • Câu B. BaCl2.

  • Câu C. Fe2O3.

  • Câu D. NaOH.

Xem đáp án và giải thích
Cho CuO tác dụng hết với 1,12 lít khí H2 ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thấy có m gam kim loại.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho CuO tác dụng hết với 1,12 lít khí H2 ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thấy có m gam kim loại. Tìm m?


Đáp án:

nH2 =0,05 mol

H2 + CuO --t0--> Cu + H2O

0,05 → 0,05 (mol)

mCu = nCu.MCu = 0,05.64 = 3,2 gam

Xem đáp án và giải thích
a) Căn cứ vào đâu mà người ta xếp các nguyên tố thành chu kì, nhóm? b) Thế nào là chu kì? Bảng tuần hoàn có bao nhiêu chu kì nhỏ, chu kì lớn? Mỗi chu kì có bao nhiêu nguyên tố?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Căn cứ vào đâu mà người ta xếp các nguyên tố thành chu kì, nhóm?

b) Thế nào là chu kì? Bảng tuần hoàn có bao nhiêu chu kì nhỏ, chu kì lớn? Mỗi chu kì có bao nhiêu nguyên tố?


Đáp án:

a)- Căn cứ vào những nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, người ta sắp xếp thành các dãy nguyên tố gọi là chu kì (trừ chu kì 1).

- Căn cứ vào cấu hình electron nguyên tử lớp ngoài cùng tương tự nhau để sắp các nguyên tố thành nhóm.

b) Chu kì là dãy những nguyên tố mà những nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron. Chu kì nào cũng bắt đầu bằng một kim loại kiềm và kết thúc bằng một khí hiếm (Trừ chu kì 1).

Bảng tuần hoàn có 7 chu kì gồm 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn.

Chu kì nhỏ là chu kì 1, 2, 3.

Chu kì 1 có 2 nguyên tố.

Chu kì 2, 3 đều có 8 nguyên tố.

Chu kì lớn là các chu kì 4, 5, 6, 7.

Chu kì 4, 5 đều có 18 nguyên tố.

Chu kì 6 có 32 nguyên tố.

Chu kì 7 mới tìm thấy 32 nguyên tố.

Xem đáp án và giải thích
Bài tập xác định khả năng làm đổi màu quỳ tím của dung dịch
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho dung dịch chứa các chất sau: X1: C6H5-NH2; X2: CH3-NH2; X3: NH2-CH2-COOH; X4: HOOC-CH2-CH2-CHNH2-COOH; X5: H2N-CH2-CH2-CH2-CHNH2-COOH. Dung dịch nào làm quỳ tím hóa xanh?


Đáp án:
  • Câu A. X1, X2,X3

  • Câu B. X2, X5

  • Câu C. X2,X3

  • Câu D. X3,X4,X5

Xem đáp án và giải thích
So sánh phản ứng thủy phân este trong dung dịch axit và trong dung dịch kiềm
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

So sánh phản ứng thủy phân este trong dung dịch axit và trong dung dịch kiềm


Đáp án:

Phản ứng thủy phân este trong dung dịch axit Phản ứng thủy phân este trong dung dịch kiềm

- Là phản ứng thuận nghịch

- Sản phẩm tạo ra là axit và ancol

- Là phản ứng một chiều

- Sản phẩm tạo ra là muối và ancol

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…