Hãy nêu cơ chế của sự ăn mòn điện hóa?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nêu cơ chế của sự ăn mòn điện hóa?


Đáp án:

Lấy sự ăn mòn sắt làm thí dụ:

- Trong không khí ẩm, trên bề mặt của lớp sắt luôn có một lớp nước rất mỏng đã hòa tan O2 và CO2 trong khí quyển tạo thành một dung dịch chất điện li.

- Sắt và các tạp chất (chủ yếu là cacbon) cùng tiếp xúc với dung dịch đó tạo nên vô số pin rất nhỏ mà sắt là cực âm và cacbon là cực dương.

- Tại cực âm : sắt bị oxi hóa thành ion Fe2+: Fe → Fe2+ + 2e

Các electron được giải phóng chuyển dịch đến cực dương.

-Tại vùng cực dương : O2 hòa tan trong nước bị khử thành ion hiđroxit.

O2 + 2H2O + 4e → 4OH-

Các ion Fe2+ di chuyển từ vùng anot qua dung dịch điện li yếu đến vùng catot và kết hợp với ion OH- để tạo thành sắt (II) hiđroxit. Sắt (II) hiđroxit tiếp tục bị oxi hóa bởi oxi của không khí thành sắt (III) hiđroxit.

Chất này bị phân hủy thành sắt II oxit.

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Thành phần % khối lượng của nitơ trong hợp chất hữu cơ X (CxHyN) là 23,73%. Có bao nhiêu đồng phân của X phản ứng với HCl tạo ra muối có công thức dạng RNH3Cl
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thành phần % khối lượng của nitơ trong hợp chất hữu cơ X (CxHyN) là 23,73%. Có bao nhiêu đồng phân của X phản ứng với HCl tạo ra muối có công thức dạng RNH3Cl


Đáp án:

 ⇒ CT của hợp chất là C3H9N

    Vì X phản ứng với HCl tạo ra muối có dạng RNH3Cl nên phải là amin bậc 1.

    Có hai amin bậc 1 là: CH3–CH2–CH2–NH2 ; (CH3)2CH–NH2.

Xem đáp án và giải thích
Hiđrocacbon mạch hở X có công thức phân tử C4Hx tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được kết tủa. Số chất X thỏa mãn tính chất trên là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hiđrocacbon mạch hở X có công thức phân tử C4Hx tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được kết tủa. Số chất X thỏa mãn tính chất trên là bao nhiêu?


Đáp án:

Có 3 chất thỏa mãn:

HC≡C – C≡CH; CH2 = CH – C≡CH; CH3 - CH2 – C≡CH

Xem đáp án và giải thích
Hãy điền chữ Đ(đúng) hoặc S(sai) vào các dấu [] ở mỗi câu sau: a) benzene là một hidrocacbon không no. [] b) benzene là một hidrocacbon thơm. [] c) ở benzene, 3 liên kết đôi ngắn hơn 3 liên kết đơn. [] d) ở bên, 6 liên kết cacbon – cacbon đều như nhau. [] e) ở benzene, 6 C tạo thành một lục giác đều. [] g) ở xiclohexan, 6C tạo thành một lục giác đều. []
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy điền chữ Đ(đúng) hoặc S(sai) vào các dấu [] ở mỗi câu sau:

a) benzene là một hidrocacbon không no.       []

b) benzene là một hidrocacbon thơm.       []

c) ở benzene, 3 liên kết đôi ngắn hơn 3 liên kết đơn.       []

d) ở bên, 6 liên kết cacbon – cacbon đều như nhau.       []

e) ở benzene, 6 C tạo thành một lục giác đều.       []

g) ở xiclohexan, 6C tạo thành một lục giác đều.       []


Đáp án:

a) S

b) Đ

c) S

d) Đ

e) Đ

g) S

Xem đáp án và giải thích
Xác định chất khử trong phản ứng oxi hóa - khử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Người ta thường dùng các vật dụng bằng bạc để cạo gió cho người bị trúng gió (khi người bị mệt mỏi, chóng mặt…do trong cơ thể tích tụ các khí độc như H2S…). Khi đó vật bằng bạc bị đen do phản ứng: 4Ag + O2 + 2H2S → 2Ag2S + 2H2O. Chất khử trong phản ứng trên là


Đáp án:
  • Câu A. O2.

  • Câu B. H2S.

  • Câu C. Ag.

  • Câu D. H2S và Ag.

Xem đáp án và giải thích
Phân biệt các dung dịch muối: FeCl3, FeCl2, MgCl2, AlCl3, NaCl và NH4Cl.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân biệt các dung dịch muối: FeCl3, FeCl2, MgCl2, AlCl3, NaCl và NH4Cl.


Đáp án:

Trích mẫu thử cho mỗi lần thí nghiệm. Nhỏ dung dịch KOH từ từ cho đến dư vào các mẫu thử:

    - Mẫu nào xuất hiện kết tủa nâu ⇒ là dung dich FeCl3.

    FeCl3 + 3KOH → Fe(OH)3 + 3KCl

  - Mẫu nào xuất hiện kết tủa trắng dần hóa nâu đung dịch FeCl2.

    FeCl2 + 2KOH → Fe(OH)2 + 2KCl

    - Mẫu nào xuất hiện kết tủa trắng ⇒ dung dịch MgCl2.

    MgCl2 + 2KOH → Mg(OH)2 + 2KCl

    - Mẫu nào không có hiện tượng nào xảy ra ⇒ dung dịch NaCl.

    - Mẫu nào xuất hiện kết tủa keo trắng, tan dần khi dư dung dịch KOH

    ⇒ dung dịch AlCl3.

    AlCl3 + 3KOH → Al(OH)3 + 3KCl

    Al(OH)3 + KOH → K[Al(OH)4]

    - Mẫu nào có khí mùi khai bay ra ⇒ dung dịch NH4Cl.

    KOH + NH4Cl → KCl + NH3 + H2O

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…