Hãy nêu cách pha chế 200 ml dung dịch KCl 3M
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hãy nêu cách pha chế 200 ml dung dịch KCl 3M


Đáp án:

Số mol chất tan là: nKCl = CM.V = 3. (200/1000) = 0,6 mol

Khối lượng chất tan là: mKCl = 74,5.0,6 = 44,7 gam

Pha chế: Cân lấy 44,7 gam KCl cho vào cốc thủy tinh có dung tích 500 ml. Đổ dần dần nước vào cốc và khuấy nhẹ cho đủ 200ml dung dịch thì thu được 200 ml dung dịch KCl 3M

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hệ số cân bằng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phản ứng sau, phương trình hóa học nào có tổng hệ số cân băng cao nhất? 1. AlCl3 + H2O + Na2CO3 ---> ; 2. AgNO3 + H2O + NH3 + C12H22O11 ---> ; 3. C2H5OH + CH3COOCH3 ----> ; 4. C2H5OH + H2NCH2COOH ---->

Đáp án:
  • Câu A. (4)

  • Câu B. (3)

  • Câu C. (2)

  • Câu D. (1)

Xem đáp án và giải thích
Cho phản ứng: 2X(khí) + Y(khí) → Z(khí) + T(khí) Nếu áp suất của hệ tăng 3 lần thì tốc độ phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu lần?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho phản ứng: 2X(khí) + Y(khí) → Z(khí) + T(khí)

Nếu áp suất của hệ tăng 3 lần thì tốc độ phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu lần?


Đáp án:

Vban đầu = k.[X] 2.[Y] = kx2y ( với x, y là nồng độ của X, Y)

Khi áp suất của hệ tăng 3 lần thì nồng độ các chất cũng tăng gấp 3 lần .

⇒ Vsau= k.[3X] 2.[3Y]= k(3x) 2 .(3y)=27kx2y

Vậy tốc độ phản ứng tăng lên 27 lần

Xem đáp án và giải thích
Dùng những thuốc thử nào có thể phân biệt được các chất trong mỗi dãy sau? a. Các kim loại: Al, Mg, Ca, Na. b. Các dung dịch muối: NaCl, CaCl2, AlCl3. c. Các oxit: CaO, MgO, Al2O3. d. Các hiđroxit: NaOH, Ca(OH)2, Al(OH)3.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dùng những thuốc thử nào có thể phân biệt được các chất trong mỗi dãy sau?

a. Các kim loại: Al, Mg, Ca, Na.

b. Các dung dịch muối: NaCl, CaCl2, AlCl3.

c. Các oxit: CaO, MgO, Al2O3.

d. Các hiđroxit: NaOH, Ca(OH)2, Al(OH)3.


Đáp án:

a. Các kim loại Al, Mg, Ca, Na,

* Hòa tan 4 kim loại vào nước ta được 2 nhóm:

- Nhóm kim loại tan: Ca, Na

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2

Sục khí CO2 vào hai dung dịch thu được, dung dịch nào có tạo ra kết tủa là Ca(OH)2:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

 

- Nhóm hai kim loại không tan trong nước là Mg và Al

Đem hòa tan trong dung dịch kiềm, nhận ra Al do bị tan ra còn Mg thì không.

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

b. Các dung dịch muối.

- Nhỏ dung dịch NaOH vào 3 dung dịch muối, nhận ra AlCl3 vì có kết tủa.

AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 ↓ + 3NaCl.

- Nhỏ dung dịch Na2CO3 vào 2 dung dịch còn lại nhận ra CaCl2 vì có kết tủa:

Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 ↓ + 2NaCl

Còn lại là NaCl.

c. Các oxit CaO, MgO, Al2O3

- Hòa tan vào H2O thì CaO tan.

CaO + H2O → Ca(OH)2

- Hòa tan 2 mẫu còn lại vào dung dịch kiềm thấy mẫu tan là Al2O3.

Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na[Al(OH)4]

- Còn lại là MgO.

d. Các hiđroxit: NaOH, Ca(OH)2, Al(OH)3.

- Hòa tan các mẫu thử vào nước: Al(OH)3 không tan.

- Nhỏ dung dịch Na2CO3 vào 2 dung dịch, nhận ra Ca(OH)2 vì tạo CaCO3 kết tủa

Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + 2NaOH

- Còn lại là NaOH

Xem đáp án và giải thích
Trình bày tính chất hóa học của magie nitrat
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày tính chất hóa học của magie nitrat


Đáp án:

- Mang tính chất hóa học của muối

Bị phân hủy bởi nhiệt:

2Mg(NO3)2 → 2MgO + 4NO2 + O2

Tác dụng với muối

Mg(NO3)2 + Na2CO3 → 2NaNO3 + MgCO3

Tác dụng với dung dịch bazo

Mg(NO3)2 + 2NaOH → Mg(OH)2 + 2NaNO3

Xem đáp án và giải thích
Cho 18,5 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 tác dụng với 200 ml dung dịch HNO3 loãng, đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch Y và 1,46 gam kim loại. a) Tính nồng độ HNO3 b) Tính khối lượng muối trong dung dịch Y.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 18,5 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 tác dụng với 200 ml dung dịch HNO3 loãng, đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch Y và 1,46 gam kim loại.

a) Tính nồng độ HNO3

b) Tính khối lượng muối trong dung dịch Y.


Đáp án:

Các phản ứng:

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 +NO + 2H2O

x →                      x mol

3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O

y →                                3y mol

Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2

(x+3y)/2 ← (x + 3y) mol

Ta có: nNO = x+(y/3) = 0,1 mol

mhh = 56.(x + (x+3y)/2 ) + 232. y = 18,5 – 1,46 =17,04 g

=> x = 0,09 (mol) và y = 0,03 (mol)

nHNO3= 4x + (28y/3) = 0,64 mol

=> CM (HNO3) = 0,64/0,2 = 3,2 M

mFe(NO3)2 = 3. (x+3y)/2 . 180 = 48,6 g

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…