Cho hỗn hợp Al, Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 6,72 lít NO (là sản phẩm khử duy nhất của N+5 ở đktc). Tính số mol axit đã phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp Al, Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 6,72 lít NO (là sản phẩm khử duy nhất của N+5 ở đktc). Tính số mol axit đã phản ứng.


Đáp án:

4HNO3 + 3e → NO + 3NO3- + 2H2O

⇒ nHNO3 = 4nNO = 1,2 mol

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Các con số ghi trên chai bia như 12o, 14o có ý nghĩa như thế nào? Có giống với độ rượu hay không ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Các con số ghi trên chai bia như 12o, 14o có ý nghĩa như thế nào? Có giống với độ rượu hay không ?


Đáp án:

Trên thị trường có bày bán nhiều loại bia đóng chai. Trên chai có nhãn ghi 12o, 14o,…Có người hiểu đó là số biểu thị hàm lượng rượu tinh khiết của bia. Thực ra hiểu như vậy là không đúng. Số ghi trên chai bia không biểu thị lượng rượu tinh khiết ( độ rượu) mà biểu thị độ đường trong bia.

Nguyên liệu chủ yếu để nấu bia là đại mạch. Qua quá trình lên men, tinh bột đại mạch chuyển hóa thành đường mạch nha (đó là Mantozơ – một đồng phân của đường saccarozơ). Bấy giờ đại mạch biến thành dịch men, sau đó lên men biến thành bia.

Khi đại mạch lên men sẽ cho lượng lớn đường mantozơ, chỉ có một phần mantozơ chuyển thành rượu, phần mantozơ còn lại vẫn tồn tại trong bia. Vì vậy hàm lượng rượu trong bia khá thấp. Độ dinh dưỡng của bia cao hay thấp có liên quan đến lượng đường.

Trong quá trình ủ bia, nếu trong 100ml dịch lên men có 12g đường người ta biểu diễn độ đường lên men là bia 12o. Do đó bia có độ 14o có giá trị dinh dưỡng cao hơn bia 12o.

Xem đáp án và giải thích
Hãy viết hai phương trình hóa học trong mỗi trường hợp sau đây : – Kim loại tác dụng với oxi tạo thành oxit bazơ. – Kim loại tác dụng với phi kim tạo thành muối. – Kim loại tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và giải phóng khi hiđro. – Kim loại tác dụng với udng dịch muối tạo thành muối mới và kim loại mới.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy viết hai phương trình hóa học trong mỗi trường hợp sau đây :

– Kim loại tác dụng với oxi tạo thành oxit bazơ.

– Kim loại tác dụng với phi kim tạo thành muối.

– Kim loại tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và giải phóng khi hiđro.

– Kim loại tác dụng với udng dịch muối tạo thành muối mới và kim loại mới.


Đáp án:

Hai phương trình hóa học của mỗi trường hợp :

a) Kim loại tác dụng với oxi tạo thành oxit bazơ :

3Fe + 2O2 → Fe3O4(nhiệt độ cao)

2Mg + O2 → 2MgO(nhiệt độ cao)

b) Kim loại tác dụng với phi kim tạo thành muối:

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3(nhiệt độ cao)

2Al + 3S → Al2S3(nhiệt độ cao)

c) Kim loại tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và giải phóng khi hiđro:

2Al + 3H2SO4 loãng → Al2(SO4)3 + 3H2 ↑

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑

d) Kim loại tác dụng với udng dịch muối tạo thành muối mới và kim loại mới:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu ↓

Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag ↓ .

Xem đáp án và giải thích
Giá trị của V
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Đốt cháy hoàn toàn 11,8 gam trimetylamin, thu được hỗn hợp X gồm khí và hơi. Dẫn toàn bộ X vào lượng dư dung dịch NaOH, sau khi kết thúc phản ứng thì thoát ra V lít (đktc) một chất khí duy nhất. Giá trị của V là

Đáp án:
  • Câu A. 4,48.

  • Câu B. 1,12.

  • Câu C. 3,36.

  • Câu D. 2,24.

Xem đáp án và giải thích
Tính khối lượng K2Cr2O7 tác dụng vừa đủ với 0,6 mol FeSO4 trong H2SO4 loãng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính khối lượng K2Cr2O7 tác dụng vừa đủ với 0,6 mol FeSO4 trong H2SO4 loãng


Đáp án:

K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O

Bảo toàn e: 6. nK2Cr2O7 = 1. nFeSO4

=> nK2Cr2O7 = 0,6/6 = 0,1 mol

=> mK2Cr2O7 = 0,1. 294 = 29,4 gam

Xem đáp án và giải thích
Có 5 dung dịch muối là: NaCl,CuCl2,FeCl2,FeCl3,AlCl3. Trình bày cách nhận biết cation của từng dung dịch muối trên
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 5 dung dịch muối là: . Trình bày cách nhận biết cation của từng dung dịch muối trên



Đáp án:

- Cation Cu2+ trong dung dịch có màu xanh.

- Cho dung dịch kiềm, thí dụ dung dịch NaOH vào các dung dịch còn lại

+ Có kết tủa trắng keo, tan trong dung dịch NaOH dư là dung dịch có chứa cation Al3+:

+ Có kết tủa nâu đỏ là dung dịch có chứa cation :

+ Có kết tủa trắng xanh rồi chuyển dần sang màu nâu đỏ là dung dịch có chứa cation Fe2+:

   (trắng xanh)

(nâu đỏ)




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…