Hãy cho biết tên của các lớp electron ứng với các giá trị của n = 1, 2, 3, 4 và cho biết các lớp đó lần lượt có bao nhiêu phân lớp electron?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết tên của các lớp electron ứng với các giá trị của n = 1, 2, 3, 4 và cho biết các lớp đó lần lượt có bao nhiêu phân lớp electron?


Đáp án:

Tên của các lớp electron:

- ứng với n = 1 là lớp K.

- ứng với n = 2 là lớp L.

- ứng với n = 3 là lớp M.

- ứng với n = 4 là lớp N.

Số phân lớp electron trong mỗi lớp:

- Lớp K có 1 phân lớp (ls).

- Lớp L có 2 phân lớp (2s, 2p).

- Lớp M có 3 phân lớp (3s, 3p, 3d).

- Lớp N có 4 phân lớp (4s, 4p, 4d, 4f).

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài toán liên quan đến phản ứng điều chế anilin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hiệu suất của quá trình điều chế anilin (C6H5NH2) từ benzen (C6H6) đạt 30%. Khối lượng anilin thu được khi điều chế từ 156 gam benzen là:


Đáp án:
  • Câu A. 186,0 gam

  • Câu B. 111,6 gam

  • Câu C. 55,8 gam

  • Câu D. 93,0 gam

Xem đáp án và giải thích
Giá trị gân nhất của m
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: X là este mạch hở, đơn chức. Thủy phân hoàn toàn m gam X bằng dung dịch chứa NaOH (vừa đủ) thu được muối Y và ancol Z (có cùng số nguyên tử C). Đốt cháy hết lượng muối Y trên cần vừa đủ 0,3 mol O2, sản phẩm cháy thu được chứa 0,25 mol CO2. Nếu đốt cháy hết lượng ancol Z cần 0,4 mol O2 và thu được tổng số mol CO2 và H2O là 0,6 mol. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

Đáp án:
  • Câu A. 9

  • Câu B. 11

  • Câu C. 12

  • Câu D. 10

Xem đáp án và giải thích
Một nguyên tố thuộc khối các nguyên tố s haowcj p có 4 lớp electron, biết rằng lớp ngoài cùng có 4 electron. Nguyên tố này là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một nguyên tố thuộc khối các nguyên tố s haowcj p có 4 lớp electron, biết rằng lớp ngoài cùng có 4 electron. Nguyên tố này là gì?


Đáp án:

Nếu lớp ngoài cùng có 4e ⇒ Cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s24p2 .

⇒ Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố này là: 1s22s22p63s23p63d104s24p2 .

Nguyên tố 32Ge .

Xem đáp án và giải thích
Hãy nhận biết từng cặp chất trong mỗi nhóm chất sau bằng phương pháp hóa học: a) CaO, CaCO3 b) CaO, MgO Viết các phương trình phản ứng hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nhận biết từng cặp chất trong mỗi nhóm chất sau bằng phương pháp hóa học:

a) CaO, CaCO3

b) CaO, MgO

Viết các phương trình phản ứng hóa học.


Đáp án:

Nhận biết từng chất trong mỗi nhóm chất sau:

a) CaO và CaCO3.

Lẫy mẫu thử từng chất cho từng mẫu thử vào nước khuấy đều.

Mẫu nào tác dụng mạnh với H2O là CaO.

Mẫu còn lại không tan trong nước là CaCO3.

PTPỨ: CaO + H2O → Ca(OH)2

b) CaO và MgO.

Lấy mẫu thử từng chất và cho tác dụng với H2O khuấy đều.

Mẫu nào phản ứng mạnh với H2O là CaO.

Mẫu còn lại không tác dụng với H2O là MgO.

PTPỨ: CaO + H2O → Ca(OH)2

Xem đáp án và giải thích
Lấy thí dụ và viết các phương trình hoá học dưới dạng phân tử và ion rút gọn cho phản ứng sau: a. Tạo thành chất kết tủa b. Tạo thành chất điện li yếu c. Tạo thành chất khí
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Lấy thí dụ và viết các phương trình hoá học dưới dạng phân tử và ion rút gọn cho phản ứng sau:

a. Tạo thành chất kết tủa

b. Tạo thành chất điện li yếu

c. Tạo thành chất khí


Đáp án:

a. Tạo thành chất kết tủa:

AgNO3 + HCl →  AgCl↓ + HNO3 

Ag + Cl- →  AgCl↓ 

K2SO4+ Ba(OH)2 →  2KOH + BaSO4 

Ba2+ SO42- →  BaSO4 ↓

Na2CO3 + MgCl2 →  2NaCl + MgCO3 ↓

Mg2+ CO32- →  MgCO3 ↓

b. Tạo thành chất điện li yếu

1) 2CH3COONa + H2SO4 →  2CH3COOH + Na2SO4 

CH3COO+ H+ →  CH3COOH 

2) NaOH + HNO3 →  NaNO3 + H2O

H+ + OH- →  H2

3) NaF + HCl →  NaCl + HF 

+ + F- →  HF

c. Tạo thành chất khí: 

1) FeS + 2HCl →  FeCl2 + H2

FeS + 2H + →  Fe2+ H2S

2) K2SO3 + 2HCl →  2KCl + H2O + SO2 

2H+ SO32- →  H2O + SO2

3) NaOH + NH4Cl →  NaCl + NH3 + H2

NH4- + OH- →  NH3 + H2O

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…