Giải thích tại sao: Khi nhốt một con dế mèn (hoặc con châu chấu) vào một lọ nhỏ rồi đậy nút kín, sau một thời gian con vật sẽ chết.
Con dế mèn sẽ chết vì thiếu khí oxi. Khí oxi duy trì sự sống.
Cho xenlulozo phản ứng với anhidrit axetic(có H2SO4 đặc làm xúc tác) thu được 11,1g hỗn hợp X gồm xenlulozo triaxetat , xenlulozo diaxetat và 6,6g axit axetic. Thành phần phần trăm theo khối lượng của xenlulozo triaxetat và xenlulozo diaxetat trong X lần lượt là
[C6H7O2(OH)3]n + 3n(CH3CO)2O -> [C6H7O2(CH3COO)3]n + 3nCH3COOH
x x 3x
[C6H7O2(OH)3]n +2n(CH3CO)2O ->[C6H7O2(OH)(CH3COO)2]n + 2nCH3COOH
y y 2y
=> nCH3COOH = 3x + 2y = 0,11 mol
Và : mmuối = 288x + 246y = 11,1g
=> x = 0,03 ; y = 0,01 mol
=> %mTriaxetat = 77,84%
Bản chất của ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa học có gì giống và khác nhau?
Giống nhau: Đều là sự phá hủy kim loại do phản ứng oxi hóa -khử.
Khác nhau:
+ Ăn mòn háa học do phản ứng trực tiếp, electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.
+ Ăn mòn điện hóa do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng điện
Nung nóng 16,8 gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp X gồm các oxit sắt và sắt dư. Hòa tan hết hỗn hợp X bằng H2SO4 đặc nóng thu được 5,6 lít SO2 (đktc). Hãy xác định khối lượng của hỗn hợp X.
Áp dụng bảo toàn electron cho các quá trình oxi hóa và khử tổng hợp từ các giai đoạn của các phản ứng.
Ta có: nFe = 16,8/56 = 0,3(mol); nSO2 = 5,6/22,5 = 0,25(mol)
Theo bảo toàn electron ta có: 4a + 0,5 = 0,9 ⇒ a = 0,1(mol)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mX = mFe + mO2 = 16,8 + 32a = 16,8 + 32.0,1 = 20(gam)
Nung hợp chất canxi cacbonat trong một chén nung, người ta thu được vôi sống có công thức hóa học là CaO và khí thoát ra là CO2. Kết quả của thí nghiệm được ghi lại như sau:
- Khối lượng của chén nung rỗng là 30g.
- Khối lượng của chén nung và canxi cacbonat là 40g.
- Khối lượng của chén nung và CaO là 35,6g.
Hãy điền vào dấu chấm trong những câu sau:
+ Khối lượng của CaO có trong chén sau khi nung là ….g.
+ Số mol của CaO là …
+ Khối lượng khí CO2 thoát ra sau phản ứng là ….g.
+ Số mol của CO2 là …..
+ Phân tử canxi cacbonat bị phân tử thành CaO và CO2, có tỉ lệ số phân tử CaO/ số phân tử CO2 là …/…
- Khối lượng của CaO có trong chén sau khi nung là: 36,6 – 30 = 5,6(g)
- Số mol: nCaO = 0,1 mol
- Khối lượng khí CO2 thoát ra sau phản ứng: 40 – 35,6 = 4,4(g)
- Số mol của khí CO2: nCO2 = 0,1 mol
- Phân tử canxi cacbonat bị phân hủy thành CaO và CO2, có tỉ lệ số phân tử CaO:số phân tử CO2 là 1:1.
Có nước cất và những dụng cụ cần thiết, hãy nêu cách pha chế 100 ml dung dịch CuSO4 0,4M từ dung dịch CuSO4 2M
Số mol chất tan có trong 100 ml dung dịch CuSO4 0,4M là:
nCuSO4 = CM.V = 0,04 mol
Thể tích dung dịch CuSO4 2M chứa 0,04 mol CuSO4 là:
V = 0,04/2 = 0,02 lít = 20 ml
Cách pha chế: Đong lấy 20 ml dung dịch CuSO4 2M cho vào cốc chia độ có dung tích 200 ml. Thêm từ từ nước cất vào cốc đến vạch 100 ml và khuấy đều, ta được 100ml dung dịch CuSO4 0,4M
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.