Dung dịch X gồm a mol Na+ ; 0,075 mol K+ ; 0,05 mol HCO3- ;0,075 mol CO32- và 0,025 mol SO42- . Tổng khối lượng muối trong dung dịch X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dung dịch X gồm a mol Na+ ; 0,075 mol K+ ; 0,05 mol HCO3- ;0,075 mol CO32- và 0,025 mol SO42- . Tổng khối lượng muối trong dung dịch X là bao nhiêu?


Đáp án:

Theo bảo toàn điện tích: a + 0,075 = 0,05 + 2.0,075 + 2.0,025 ⇒ a = 0,175

⇒ mmuối = 0,175.23 + 0,075.39 + 0,05.61 + 0,075.60 + 0,025.96 = 16,9 (gam)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Oxi tự nhiên là một hỗn hợp các đồng vị: 99,757% 16O; 0,039% 17O; 0,204% 18O. Tính số nguyên tử của mỗi loại đồng vị khi có 1 nguyên tử 17O
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Oxi tự nhiên là một hỗn hợp các đồng vị: 99,757% 16O; 0,039% 17O; 0,204% 18O. Tính số nguyên tử của mỗi loại đồng vị khi có 1 nguyên tử 17O


Đáp án:

Khi có 1 nguyên tử 17O, mà % nguyên tử của 17O = 0,039%

⇒ Số nguyên tử O = 1 : 0,039% = 2564 nguyên tử

99,757% 16O ⇒ Số nguyên tử 16O = 99,757%.2564 = 2558 nguyên tử

0,204% 18O ⇒ Số nguyên tử 18O = 0,204%.2564 = 5 nguyên tử

Xem đáp án và giải thích
a) Hãy cho biết những phản ứng hoá học nào trong bảng có thể dùng để điều chế các muối sau (Bằng cách ghi dấu x (có) và dấu o (không) vào những ô tương ứng) : Natri clorua. Đồng clorua. Viết các phương trình hoá học. b) Vì sao có một số phản ứng hoá học trong bảng là không thích hợp cho sự điều chế những muối trên ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 a) Hãy cho biết những phản ứng hoá học nào trong bảng có thể dùng để điều chế các muối sau (Bằng cách ghi dấu x (có) và dấu o (không) vào những ô tương ứng) :

Natri clorua.

Đồng clorua.

Viết các phương trình hoá học.

b) Vì sao có một số phản ứng hoá học trong bảng là không thích hợp cho sự điều chế những muối trên ?


Đáp án:

a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng từ (1) đến (10) .

PHẢN ỨNG HÓA HỌC Axit + Bazơ Axit + Oxit bazơ Axit + Kim loại Axit + Muối Muối + Muối Kim loại + Phi kim
NaCl x(l) x(2) 0 x(3) x(4) x(5)
CuCl2 x(6) x(7) 0 x(8) x(9) x(10)

1/ HCl + NaOH → NaCl + H2O

6/ 2HCl + Cu(OH)2 → CuCl2 + 2H2O

2/ 2HCl + Na2O → 2NaCl + H2O

7/ 2HCl + CuO → CuCl2 + H2O

3/ 2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2O + CO2

8/ 2HCl + CuCO3 → CuCl2 + H2O + CO2

4/ Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4

9/ CuSO4 + BaCl2 → CuCl2 + BaSO4

5/ 2Na + Cl2 → NaCl

10/ Cu + Cl2 → CuCl2

b)

Một số phản ứng hoá học không thích hợp để điều chế muối NaCl và CuCl2 :

- Kim loại Na có phản ứng với axit HCl tạo muối NaCl. Nhưng người ta không dùng phản ứng này vì phản ứng gây nổ, nguy hiểm.

- Kim loại Cu không tác dụng với axit HCl.

Xem đáp án và giải thích
Cho các chất sau:     (1). Amoniac     (2). Anilin     (3). P – Nitroanilin     (4). P – Metylanilin     (5). Metylamin     (6). Đimetylamin     Hãy sắp xếp theo tính bazơ tăng dần 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các chất sau:

    (1). Amoniac     (2). Anilin     (3). P – Nitroanilin

    (4). P – Metylanilin     (5). Metylamin     (6). Đimetylamin

    Hãy sắp xếp theo tính bazơ tăng dần 


Đáp án:

(3) < (2) < (4) < (1) < (5) < (6)

- Vòng benzen hút electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin thơn có tính bazơ yếu hơn NH3

- Gốc metyl – CH3 đẩy electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin có nhóm – CH3 có tính bazơ mạnh hơn NH3.

    Trong các amin thơm, nhóm nitro –NO2 có liên kết đôi là nhóm thế hút electron nên làm giảm khả năng kết hợp H+ của cặp electron tự do của -NH2, do đó p-nitroanilin có tính bazơ yếu nhất.

 

 

Xem đáp án và giải thích
Hãy xác định số oxi hóa của các nguyên tố: - Nitơ trong NO, NO2, N2O5, HNO3, HNO2, NH3, NH4Cl. - Clo trong HCl, HClO, HClO2, HClO3, HClO4, CaOCl2. - Mangan trong MnO2, KMnO4, K2MnO4, MnSO4. - Crom trong K2Cr2O7, Cr2(SO4)3, Cr2O3. - Lưu huỳnh trong H2S, SO2, H2SO3, H2SO4, FeS, FeS2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy xác định số oxi hóa của các nguyên tố:

- Nitơ trong NO, NO2, N2O5, HNO3, HNO2, NH3, NH4Cl.

- Clo trong HCl, HClO, HClO2, HClO3, HClO4, CaOCl2.

- Mangan trong MnO2, KMnO4, K2MnO4, MnSO4.

- Crom trong K2Cr2O7, Cr2(SO4)3, Cr2O3.

- Lưu huỳnh trong H2S, SO2, H2SO3, H2SO4, FeS, FeS2.


Đáp án:

- Đặt x là oxi hóa của nguyên tố nitơ trong các hợp chất trên, ta có:

Trong NO: x + (-2) = 0 → x = +2.

Trong NO2: x + 2.(-2) = 0 → x = +4.

Trong N2O5: 2x + 5.(-2) = 0 → x = +5.

Trong HNO3: (+1) + x + 3.(-2) = 0 → x = +5.

Trong HNO2: (+1) + x +2.(-2) = 0 → x = +3.

Trong NH3 : x + 3.(+1) = 0 → x = -3.

Trong NH4Cl: x + 4.(+1) +(-1) = 0 → x = -3.

- Cũng giải tương tự như trên ta có:

Số oxi hóa của Cl trong:

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết các sắp xếp nào sau đây đúng theo chiều tính kim loại giảm dần: a) Na, Mg, Al, K. b) K, Na, Mg, Al. c) Al, K, Na, Mg. d) Mg, K, Al, Na. Giải thích sự lựa chọn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết các sắp xếp nào sau đây đúng theo chiều tính kim loại giảm dần:

a) Na, Mg, Al, K.

b) K, Na, Mg, Al.

c) Al, K, Na, Mg.

d) Mg, K, Al, Na.

Giải thích sự lựa chọn.


Đáp án:

Giải thích:

- K cùng nhóm với Na: trong cùng 1 nhóm theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân tính kim loại tăng dần ⇒ Tính kim loại của Na < K

- Na, Mg, Al cùng chu kì: trong cùng 1 chu kì theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân tính kim loại giảm dần ⇒ Tính kim loại Na > Mg > Al

⇒ Dãy sắp xếp chiều tính kim loại giảm dần là K > Na > Mg > Al ⇒ Đáp án B

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…